Để chuẩn bị tươm tất cho ngày trọng đại, thường các cặp đôi phải lên kế hoạch từ nhiều tháng thậm chí là cả năm trời. Có ti tỉ những thứ cần chuẩn bị trước thềm hôn lễ, trong đó lễ phục và phong cách tổ chức tiệc là công đoạn khiến cô dâu chú rể đau đầu khi lựa chọn nhất. Nếu như hiện nay nhiều cặp đôi yêu thích đám cưới theo phong cách hiện đại, thì vẫn có một số bạn trẻ muốn sống lại những giá trị cổ xưa trong chính ngày vui của đời mình.

>>> Xem thêm: Mặc lại áo cưới của mẹ: Con mong được hạnh phúc như bố mẹ
Như câu chuyện của chú rể Uy Danh và cô dâu Thanh Tâm, đôi vợ chồng trẻ đã thực hiện một hôn lễ theo phong cách thập niên 90 với tà áo dài truyền thống ngay tại nước Đức xa xôi. Nhìn vào ảnh cưới của vợ chồng anh Danh và chị Tâm, chúng ta như được sống lại thời “ông bà anh”.
Thời mà cô dâu chỉ diện chiếc áo dài đơn giản, trang điểm không quá cầu kỳ nhưng vẫn toát lên nét đẹp dịu dàng, thời mà công nghệ chụp ảnh chưa sắc nét nhưng chúng ta đều có thể cảm nhận được hạnh phúc tràn ngập trong từng khung hình.


Giữa trời Tây, đôi vợ chồng trẻ khoác lên mình cả bộ cổ phục chỉn chu, tông màu được chị Tâm lựa chọn cũng rất nhã nhặn. Đặc biệt, không chỉ có nhân vật chính trong hôn lễ mà cả dàn phù dâu, phù rể đều khoe sắc trong bộ áo dài truyền thống, ngay cả những người qua đường cũng phải dừng lại ngắm nghía vì quá đẹp. Sau khi làm thủ tục ở phòng công chứng, đến tối 2 vợ chồng chị đãi tiệc theo phong cách thập niên 90.
Chị Tâm cho biết những người bạn tham dự hôn lễ đều xuýt xoa khen ngợi, hàng xóm thì trầm trồ cả tháng, có người còn gửi quà chúc mừng dù không quen biết chỉ đơn giản vì thấy áo dài Việt Nam quá đẹp. Được biết để chuẩn bị hôn lễ hoài cổ đúng như ý muốn của 2 vợ chồng, anh Uy và chị Tâm phải mất đến 6 tháng. Chị Tâm đặt may tổng cộng 7 bộ áo dài ở Việt Nam, sau đó mới đem sang Đức cử hành tiệc cưới.


>>> Xem thêm: Sao nam Vbiz không tiếc tiền đưa vợ đi đẻ dịch vụ 5 sao


Trong hôn lễ thay vì chọn những bộ váy lộng lẫy, nhiều người vẫn muốn mặc trên mình trang phục bản thân cảm thấy ý nghĩa nhất. Không chỉ có vợ chồng chị Thanh Tâm diện áo dài truyền thống giữa trời Tây, cách đây không lâu chị Như Ý ở Đà Nẵng cũng được dân tình chú ý khi mặc lại áo cưới của mẹ trong ngày trọng đại.
Đó là chiếc áo dài màu hồng nhã nhặn, trùng hợp lại vừa in với chị Như Ý nên chị quyết định xin mẹ được mặc lại nó trong lễ hỏi của mình. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng mẹ của chị Ý vẫn khéo léo giữ gìn chiếc áo dài trông y như mới, nếu không đặt 2 tấm ảnh cạnh nhau chắc có lẽ nhiều người không nhận ra đây là chiếc áo dài được may cách đây gần 30 năm.


Trong ngày vui nhất của đời người, chắc hẳn các cặp đôi đều mong muốn thiết kế cho mình một hôn lễ ý nghĩa, theo sở thích của cả hai. Dù diện trên mình trang phục gì, tổ chức hôn lễ theo phong cách nào, thì điều quan trọng nhất vẫn là tự tin và hạnh phúc trong ngày trọng đại bên nửa kia. Bạn cảm thấy như thế nào về hôn lễ đậm chất truyền thống của vợ chồng anh Danh và chị Tâm? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Xem thêm những bài viết thú vị trên Bestie nhé!
ĐÁM CƯỚI CÓ 1-0-2 TẠI NAM ĐỊNH: RƯỚC DÂU BẰNG XE CẦN CẨU
Bên cạnh vợ chồng anh Uy chị Tâm diện áo dài truyền thống và đãi tiệc theo phong cách thập niên 90, ở Nam Định cũng có hôn lễ khiến dân tình trầm trồ. Thay vì rước dâu bằng xế hộp, đàng trai đàng gái lại điều động cả chiếc xe cần cẩu đến lễ đường trong sự ngỡ ngàng của quan khách.
Cô dâu xuất hiện như một nàng tiên từ trên không trung, sau đó chiếc cần cẩu mới chầm chậm tiến lại sảnh tiệc, có lẽ vì khoảnh khắc nên thơ này mà cô dâu không ngần ngại ngồi trên chiếc xích đu cao vời vợi. Bên cạnh những bình luận tán thưởng sự sáng tạo của cặp đôi, cũng có ý kiến góp ý cô dâu nên cẩn thận tiết chế vì có thể nguy hiểm cho bản thân và quan khách.