Sau thành công của Chân Hoàn truyện, tác phẩm Như Ý truyện cũng lấy nguồn cảm hứng mà viết tiếp câu chuyện hậu cung sau đó và mang lại thành công như mong đợi. Có lẽ chính vì sự tôn trọng bộ phim đi trước mà khán giả đã nhìn ra được một chi tiết trùng hợp vô cùng thú vị trong cả 2 bộ phim.

>> Xem thêm: Mỹ nữ Cbiz "thầu" vai ác: Chỉ Lôi khiến dân tình ghét vì diễn quá đạt
Chân Hoàn truyện
Vào năm 2011, Chân Hoàn truyện là bộ phim cung đấu "hot" nhất thời bấy giờ và vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" cho đến hiện tại. Giống như nhiều bộ phim cùng thể loại khác, tác phẩm mang đến cho người xem những màn giao tranh của các vị phi tần để giành được sự sủng ái từ Hoàng thượng.

Giữa chốn thâm cung đầy mưu hiểm, thứ khán giả nhớ nhất có lẽ chính là tình chị em của Chân Hoàn và người chị em cùng cha khác mẹ - Hoán Bích. Mặc dù là người đầy tớ thân cận nhưng người em luôn nghĩ cách hãm hại Chân Hoàn hết lần này đến lần khác.

Ban đầu, Hoán Bích cũng là một nhân vật đáng thương bởi vốn là chị em của Chân Hoàn nhưng vì là con gái của kẻ thấp hèn, cô không được Chân gia chấp nhận. Chính bởi hoàn cảnh éo le mà cô nàng sinh ra tính cách đố kị với người chị em thân thiết, luôn tìm cách tiếp cận Hoàng thượng.

Đáng nói nhất là lần Hoán Bích lén hóa vàng cho người mẹ quá cố trong khi đây là điều cấm kị trong cung. Không may cùng lúc đó Tào Cầm Mặc - kẻ thù không đội trời chung với Hoàn phi đi qua và phát hiện, nàng nha hoàn liền không nghĩ ngợi mà về phe của Tào quý nhân.

Càng về sau, Hoán Bích càng nhất quyết đem lòng yêu Quả Quận Vương dù chỉ xuất thân là 1 nha hoàn. Tuy nhiên kết cục của mỹ nhân cũng không mấy tốt đẹp bởi sau khi Doãn Lễ qua đời, người đẹp cũng vì đau lòng mà ra đi trong nỗi tuyệt vọng khôn nguôi.

>> Xem thêm: Sự nghiệp dàn Quý phi Như Ý truyện: Đồng Dao gỡ bỏ mác "Tiểu Tử Di"
Hậu cung Như Ý truyện
Chắc hẳn sau khi xem xong bộ phim Như Ý truyện, có một phân cảnh làm khán giả cảm thấy vô cùng quen thuộc, khá giống trong Chân Hoàn truyện. Đó là khoảnh khắc nàng cung nữ A Nhược một mình quỳ sụp dưới đất giữa cơn mưa dày hạt giăng kín xung quanh đầy đáng thương.

Ngạc nhiên rằng từng thước phim, góc quay và trang phục của 2 vị chủ tử lại giống hệt với Tào quý nhân trong Chân Hoàn truyện. Tình tiết cũng không khác nhau mấy khiến cư dân mạng phải đặt câu hỏi rằng liệu đây có phải là cách những nha hoàn thời xưa "khởi nghiệp" không.

Cụ thể A Nhược (Tăng Nhất Huyên) vốn là một nô tì thấp hèn hầu cận bên cạnh vị nương nương Nhàn phi (do Châu Tấn thủ vai). Tuy nhiên, nhờ thủ đoạn cao cường, cô nàng câu kết với Hoàng hậu và 2 Hoàng quý phi một tay đày Như Ý vào lãnh cung.

Chưa hả hê được bao lâu, A Nhược đã bị Thái Hậu nhốt vào Thận Hình ty chịu đòn roi tra khảo. Khoảnh khắc làm khán giả liên tưởng tới Chân Hoàn truyện chính là Thục Gia Hoàng quý phi Kim Ngọc Nghiên (Tân Chỉ Lôi) đi qua không những không thương tình mà còn ra vẻ voi thường, khinh bỉ kẻ phản chủ.

>> Xem thêm: Ánh mắt nhân vật Như Ý truyện thay đổi 180 độ từ đầu tới cuối phim
Càn Long biết rõ Nhàn phi bị A Nhược vu oan giá họa nên phong người đẹp lên làm Thần thường tại nhằm khơi dậy lòng ghen ghét, đố kị của các phi tần khác. Chính vì thế mà nàng ta được nước kênh kiệu, không coi ai ra gì thậm chí ngang nhiên tát cả Du phi.

Nhân vật A Nhược giống với Hoán Bích ở tính cách thâm hiểm, sẵn sàng phản bội người thân cận với mình. Cuối cùng kết cục của kẻ bán đứng chủ tử là bị Nhàn phi quay lại báo thù, nhận hình phạt thích đáng.

Chi tiết trùng hợp tưởng chừng như vô cùng nhỏ bé, khó phát hiện nhưng cũng không thể nào lọt qua được "mắt thám tử" của cư dân mạng. Sau những phân cảnh này, cư dân mạng cũng dần thấm nhuần được bí quyết "khởi nghiệp" của các nàng cung nữ xưa kia. Bạn nghĩ sao về bài viết trên, đừng ngại chia sẻ với chúng tôi ngay nhé!
Và đừng quên cập nhật nhiều thông tin hữu ích trên trang Bestie nhé!
NHÌN QUA 4 ĐẶC ĐIỂM BIẾT NGAY NGƯỜI HAY GIAN DỐI, ĐẠO ĐỨC GIẢ
Nếu như nhìn vẻ bề ngoài, chúng ta sẽ khó mà phân biệt ai là người tốt, ai là người xấu. Tuy nhiên chỉ cần nhìn kỹ những đặc điểm này thì việc phát hiện ra ngay ai là người gian dối, đạo đức giả.
Những người thường giúp đỡ người khác nhưng lại luôn toan tính xem những lợi ích về bản thân là người đạo đức giả. Hơn nữa, nếu như làm việc thiện không phải vì cộng đồng mà chỉ muốn nâng cao danh dự, hơn người khác sẽ không có được sự tôn trọng từ người khác.