Sốt xuất huyết là căn bệnh quen thuộc, thường gặp, cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể mắc phải, nhất là vào mùa mưa, thời điểm muỗi sinh sôi nảy nở. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng như xuất huyết, sốc phản vệ, suy đa tạng... có thể dẫn đến không qua khỏi.


>>Bạn có biết: Virus "ăn não người" còn thua xa loại virus này ở Việt Nam
Theo TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết và Huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ trên Infonet, thời điểm dịch bệnh phức tạp, nhiều người chỉ quan tâm đến những dấu hiệu của Covid-19 mà quên bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa. Dưới đây là những dấu hiệu mà mọi người cần chú ý để bảo vệ sức khỏe:
- Khi nhiễm Covid-19: sẽ xuất hiện triệu chứng của đường hô hấp như đau họng, ho, hắt hơi, tức ngực, mất vị giác, tiêu chảy sau đó thì dẫn đến khó thở, suy hô hấp, suy đa cơ quan...

- Khi sốt xuất huyết thể nhẹ: nóng sốt kéo dài 3-7 ngày, nhiệt độ cơ thể dao động từ 39 - 40 độ C, đau đầu, người nổi mẩn, phát ban...
- Khi sốt xuất huyết thể nặng: nôn ra máu, tụt huyết áp, đi ngoài phân đen, người có nhiều vết bầm tím, xuất huyết dưới da. Chân tay lạnh cóng, người vật vã, buồn nôn, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể không qua khỏi.

Để tránh tình trạng dịch Covid chồng dịch sốt xuất huyết cần lưu ý:
- Nếu có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau đầu... thì ngoài việc test Covid-19 thì cần xét nghiệm test Dengue NS1 để đảm bảo an toàn. Hiện tại, căn bệnh sốt xuất huyết chỉ có thể phòng và chữa theo triệu chứng chứ chưa có thuốc điều trị tận gốc, cũng chưa có vắc xin phòng bệnh.

- Ngoài việc kiểm tra phòng chống dịch, phun khử khuẩn cần lưu ý việc phòng chống sốt xuất huyết, giữ gìn vệ sinh tại các khu phố, phường xã, nhất là những nơi tập trung đông dân, các khu cách ly tập trung.

- Mọi người cần có ý thức trong việc ngăn ngừa sốt xuất huyết tại địa phương bằng cách ăn chín uống sôi, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngủ trong chăn màn, trang bị đầy đủ thuốc xịt muỗi, thoa kem chống muỗi....

>>Bài liên quan: BV Nhiệt đời TW: Dịch sốt xuất huyết đang trong tình trạng báo động
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết chuyển từ mức độ nhẹ sang nặng một cách bất ngờ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Vì thế, trong nhà có người mắc sốt xuất huyết nếu sốt liên tục không hạ cần đến bệnh viện ngay hoặc gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh việc chỉ cho uống hạ sốt vì dễ dẫn đến biến chứng.
Cùng đón đọc nhiều tin tức hấp dẫn khác tại Bestie!
NGUYÊN NHÂN MUỖI ĐỐT NHIỀU: DO HAY UỐNG BIA, NHÓM MÁU THU HÚT MUỖI
Có nhiều người ít khi bị muỗi đốt còn ngược lại số khác thì dù có thoa kem chống muỗi, thoa dầu gió... thì vẫn bị muỗi "dí" theo đốt như thường. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn hay bị muỗi đốt hơn người khác:
- Nhóm máu: Theo nghiên cứu trên trang Bio One Complete, nhóm máu O và A thường thu hút côn trùng nhiều hơn, trong đó có muỗi.
- Mồ hôi: Mùi cơ thể, mùi mồ hôi và những vi khuẩn trên da cũng thu hút sự chú ý của muỗi. Vì thế, hãy giữ cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ để tránh bị muỗi "bao vây".Xem chi tiết tại đây!