Tết Nguyên Đán là dịp lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của nhiều nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tuy hình thức và đặc trưng có sự thay đổi nhỏ nhưng có một điểm chung mãi trường tồn: Ngày Tết là khoảng thời gian gia đình sum họp bên nhau, trao gửi những lời chúc tốt đẹp và cầu mong một năm mới hạnh phúc.
Đặc biệt, trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, tâm lý kiêng kỵ các món nên ăn và nên tránh vào ngày Tết sẽ giúp tạo tâm lý yên tâm hơn, tránh lo âu trong cả năm.

>> Xem thêm: Ảnh chế vui: Bố mẹ đã giữ tiền lì xì như thế nào, mỗi mùa tết là một mùa "đau"
Món ăn may mắn
Canh khổ qua: Người miền Nam quan niệm ăn canh khổ qua ngày Tết để “cho qua cái khổ”. Mọi sự không vui của năm cũ sẽ qua đi, đón chờ một năm mới thuận lợi và thành công hơn.
Sung: Vì đặc tính nhiều nhựa và có vị chát nên quả sung ít được yêu thích hơn so với những loại trái cây thơm ngọt khác. Nhưng nhờ hình thức mọc theo chùm, xum xuê và dễ trồng, mang ý nghĩa biểu thị cho sự sung túc, no ấm. Cho nên vào dịp Tết, loại quả này vô cùng đắt hàng. Khi chế biến, bạn có thể chấm muối hoặc làm món sung muối chua ngọt cũng rất bắt vị đấy.

>> Đừng bỏ lỡ: Bài văn khấn và những điều đại kị cần tránh trong lễ cúng tất niên
Xôi gấc: Màu đỏ cam của quả gấc bao trọn từng hạt nếp dẻo ngon dễ làm người ta liên tưởng đến sự may mắn và thịnh vượng. Vì thế mà trong mâm cỗ Tết thường không thể thiếu được loại xôi vừa đẹp mắt vừa ngon lành này.

Dưa hấu, đu đủ: Quả dưa hấu tròn đầy tượng trưng cho sự viên mãn, ruột đỏ tươi, vị tươi mát ngọt lịm làm tinh thần sảng khoái, nhìn thôi là đã thấy may mắn. Trong khi đó, quả đu đủ được ưa chuộng trong ngày tết nhờ cái tên, bởi ai cũng mong muốn một cuộc sống no đủ vào đầu năm mới cả.
>> Xem thêm: Nhóm máu đang khan hiếm trầm trọng dịp tết nguyên đán
Món ăn cần kiêng:
Mực: Không chỉ dịp Tết mà ngay cả những dịp quan trọng như thi cử hay xin việc thì vẫn khá nhiều người kiêng ăn loại hải sản này. Bởi tâm lý lo lắng sẽ “đen như mực” mà mọi người vẫn hay nói vui với nhau.

Thịt vịt: Mặc dù thường được lựa chọn để ăn giải đen vào cuối tháng hoặc cuối năm, nhưng vào đầu năm thì người ta lại kiêng thịt vịt và ưu tiên thịt lợn, bò, gà hơn hẳn. Nguyên nhân là vì đặc điểm của con vịt thường di chuyển chậm, không phù hợp với tâm lý cầu mong cuộc sống tấn tới, phát đạt trong năm mới.
Trứng vịt lộn: Với quan điểm ăn trứng vịt lộn có thể gây xáo trộn hoặc nhầm lẫn khiến sự việc xảy ra trái ngược với ý muốn, cho nên trứng vịt lộn cũng có chung số phận với thịt vịt vào dịp Tết nguyên đán.

Tôm: Vì đặc tính bơi giật lùi, đầu to nên nhiều người miền Nam liên tưởng đến câu “đầu không xuôi, đuôi không lọt”. Nên mặc dù ngon đến đâu thì tôm cũng khó có cơ hội chiếm spotlight trên mâm cỗ Tết.

Chuối: Là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả ở miền Bắc, nhưng ở miền Nam thì chuối sẽ bị “thất sủng” vì giọng địa phương thường đọc lái từ chuối thành “chúi”, nghe chẳng may mắn chút nào cả.
Việc kiêng cữ trong dịp Tết còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Hoặc đối với món này thì có vùng kiêng và có vùng không kiêng. Tất cả những điều đó tạo nên nét riêng, bản sắc riêng của Tết nguyên đán làm bao người con đất Việt tự hào và bồi hồi mong chờ vào mỗi dịp Tết đến xuân về.
Cùng chia sẻ nhiều điều thú vị về đặc trưng ngày Tết vào mục bình luận bên dưới nhé!
Ảnh: Tổng hợp
Xem thông thông tin bổ ích và thú vị trên Bestie nào!
Khác biệt tết 2 miền: miền bắc phải có chuối, miền nam sợ "chúi"
Những phong tục và sự khác biệt vào ngày Tết của hai miền Nam Bắc luôn khiến mọi người ngạc nhiên và thích thú.
Để rồi mỗi người con đất Việt dù đi đâu thì mỗi khi Tết đến xuân về, lòng không khỏi bâng khuâng nhung nhớ những đặc trưng văn hóa ở địa phương mình.
Với người miền Nam, Tết nguyên đán thường có hoa mai vàng, bánh tét, canh khổ qua và dưa giá. Trong khi đó, người miền Bắc thích chơi hoa đào, gói bánh chưng, nấu canh bóng bì và muối dưa hành…
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!