Không lâu nữa Phan Văn Trường sẽ bắt đầu một cuộc sống mới khi bước vào cánh cửa của sinh viên đại học. Em hiện đang là thủ khoa khối A toàn Đà Nẵng và là Á khoa của khối trên toàn quốc với số điểm đáng ngưỡng mộ: toán 9,8; vật lí và hoa đều 9,75. Ai cũng nghĩ rằng Trường có lẽ sinh ra trong một gia đình khá giả, được đầu tư học hành nên có được kết quả rất tốt. Thế nhưng, trái ngược lại với phỏng đoán của mọi người, mẹ của Trường là bà Nguyễn Thị Bích Thu hiện đang làm nghề nhặt rác, chữ thì không rành đọc, viết cũng chẳng tròn chữ. Còn bố của Trường là ông Phan Văn Quy hiện đang làm phụ hồ.
>> Xem thêm: Đàm Thu Trang được chồng chăm sóc sau sinh: Phụ nữ chỉ cần như thế!
Từ khi Phan Văn Trường đậu ĐH Bách Khoa Đà Nẵng và đạt được điểm thủ khoa của thành phố, không khí xưởng phân rác cũng trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày. Gặp gỡ bà Thu, bà không ngần ngại chia sẻ về công việc mưu sinh của mình. Chia sẻ với Tuổi trẻ, bà nói: “Mỗi ngày tôi kiếm được khoảng chừng 200 nghìn đồng, cứ quần quật từ sáng đến tối với bãi rác này, tối về mới thấy mặt con. Thấy mọi người gọi tới thông báo cháu đậu thủ khoa thì cứ mừng trước đã sau này hỏi mãi mới hiểu được thủ khoa nó là gì”.
Gia đình nhà bà Thu nằm sâu trong con hẻm cạnh bãi rác, căn nhà cấp 4 vừa được sửa sang lát gạch tươm tất. Ông Quy tâm sự, dù biết con trai mình học tốt nhưng không nghĩ con mình là thủ khoa. Vì nhà có mỗi một mình Trường nên cả hai cố gắng dành mọi điều tốt nhất cho con. Nói về cảm xúc khi biết tin con là Thủ khoa, ông Quỳ bồi hồi kể: “Bữa đó tui đang lụi cụi xách hồ, thấy điện thoại cứ đổ chuông liên tục nghĩ rằng họ mời mua hàng nên không nghe. Mãi đến khi ngồi bóng râm nghĩ uống nước nhờ anh bạn mở máy ra đọc tin nhắn thì họ hò reo lên bảo rằng con tui đậu thủ khoa”.
Cũng vì ngày xưa gia đình khổ quá, nhà thì đông anh em nên đến lớp 3 là ông Quy đã nghỉ học, mấy chục năm nay đi làm thì biết đếm tiền chứ chữ thì đọc như trẻ con mới học lớp vỡ lòng. Có lẽ chính những điều đó đã giúp Trường vươn lên và đạt được kết quả ngưỡng mộ như hôm nay. Từng xấu hổ về bản thân và công việc của mình, thế nhưng đến hôm nay bà Thu đã cảm thấy tự hào khi được mọi người khen dù khổ mà con trai lại học giỏi.
Ông Quy dẫn mọi người ra bãi rác, hai ông bà đứng cạnh cậu con trai duy nhất, đây cũng là lần đầu tiên mà cả gia đình có một tấm ảnh chung của cả nhà. Nhìn nụ cười trên môi của đôi vợ chồng, nhìn ánh mắt đầy quyết tâm của Trường, tôi tin rằng rồi Trường sẽ là niềm tự hào hơn nữa với gia đình ông bà Thu và nơi xóm rác đầy tình thương này. Trường tâm sự: “Biết gia đình vất vả, cháu cũng không để ý nhiều đến vật chất, cha mẹ yêu thương và lo cho cháu ăn học đầy đủ là may mắn lắm rồi, giờ cháu vào đại học sẽ càng nhiều áp lực hơn nhưng vẫn may mắn hơn nhiều bạn bè”.
“Chúng ta không chọn được nơi chúng ta sinh ra, nhưng chọn được cách chúng ta lớn lên”. Cũng giống như câu chuyện trên, cách đây vài năm, truyền thông rầm rộ đưa tin về câu chuyện người đàn ông sống trong ống cống vẫn một mình nuôi hai con sinh đôi đỗ Thủ khoa đại học Y Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hà Nội. Không ai khác người đó chính là chú Định quê ở thôn Động Phí, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Hai vợ chồng chú có làm thêm mấy sào ruộng nhưng bằng đó chẳng thể nuôi được các con ăn học, chú đành đi vay mượn khắp nơi, thậm chí là vay lãi để cho các con ăn học, số tiền ở thời điểm đó lên đến 100 triệu đồng.
Vợ của chú Định là cô Thanh thì đi phụ hồ, làm thuê, nhổ lông vịt, còn chú Định thì bốc vác, phụ hồ, làm thêm đồ nghề sửa xe đạp và cái chai nhỏ để bán xăng trên đường. Mỗi ngày chú kiếm được vài chục ngàn có khi được 100 ngàn đồng. Với số tiền ít ỏi này chú chẳng dám thuê trọ ở nên sống bên trong một ống cống bỏ hoang trên đường. Nhưng có lẽ tất cả đều tan biến khi các con chính là động lực to lớn giúp chú Định vượt qua tất cả. Ngoài hai anh em sinh đôi Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền đều đạt thủ khoa thì chú Định còn có hai con gái đều rất giỏi giang hiện đã theo học tại trường Đh Khoa học và Nhân Văn và người con thứ 3 đang học tại Cao động Xây dựng trên Hà Nội.
Và cho đến hôm nay, trái ngọt của chú Định đã được gặt hái. Các con đã ra trường, có công việc ổn định, chú cũng chẳng còn phải sống vất vã trong cống mà đã chuyển đến nhà mới khang trang hơn. Thế nhưng, chú vẫn miệt mài với chiếc xe máy cũ làm xe ôm công nghệ, chú quan niệm mình là dân lao động, còn sức khoẻ là còn làm không muốn ỷ lại các con.
>>Xem thêm: "Mẹ chồng quốc dân" khoe dáng U60 với thiết kế cực gắt
Dù sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả thế nhưng cả Trường hay hai anh em sinh đôi Tiến và Tiền đã đạt được những thành tích đáng nể. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, ý chí vươn lên thì có lẽ gia đình, những người cha, người mẹ chính là động lực góp phần không nhỏ đến thành công của các bạn. Hy vọng những ai đang cảm thấy bế tắc với chính hoàn cảnh của mình sẽ tiếp thêm nguồn động lực sau khi đọc được câu chuyện này. Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Chia sẻ với Bestie nhé!
Cùng đọc thêm những bài viết hay tại Bestie nhé!