Mới đây, một đoạn clip ghi lại tại một bệnh viện phụ sản nhận về nhiều sự quan tâm của độc giả. Cụ thể, khi vợ vừa hạ sinh, các y tá đã bế một em bé kháu khỉnh bước ra và tìm người nhà của thai nhi. Nữ y tá cất tiếng hỏi: “Ai là người đón tay bé ạ”. Bố của nhóc tì nhanh chóng xuất hiện, những tưởng sẽ là một hình ảnh cảm động ông bố trẻ ôm con vào lòng đầy yêu thương.
Thế nhưng, ông bố liền hỏi ngay y tá: “Vợ em nằm ở đâu á chị nhề?”. Sau khi nhận được thông báo vợ đang nằm dưới tầng 4 của bệnh viện đề hồi sức, anh chồng đã gặng hỏi thêm: “Thế có được vào xem không chị. Thế bao giờ được vô thăm?”. Mặc cho mọi người xung quanh hối đỡ con đi, nhưng ông bố trẻ nhất quyết phải hỏi ra “tung tích” của vợ đã rồi mới tính tiếp. Đoạn clip ngay sau khi đăng tải nhận về nhiều bình luận thích thú của mọi người, ai cũng phải phì cười và nhớ lại hình ảnh các ông chồng của mình.
“Đàn ông mà thương con thì chưa chắc thương vợ nhưng đã thương vợ nhưng người thương vợ thì chắc chắn sẽ thương con”.
“Nhớ hồi lúc lúc đẻ, chồng tui ngồi ngoài xong nói với mẹ chồng tui “mẹ ơi hình như vợ con đang khóc lúc bù lum bù loa trong kia á, con nghe đứa nào khóc mồm to lắm, chắc chắn vợ con”.
“Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng, chúc mừng chị đã tìm được người đàn ông của đời mình”.
“Đợt mình vào phòng mổ mình khóc không nhưng được luôn, cứ sợ vợ bị gì. Chân tay run như cầy sấy, giờ cứ nghe đến đẻ là thương vợ, chưa dám đẻ đứa thứ 2”.
Bởi lẽ không phải tự nhiên mà mọi người thường truyền tai nhau: “Muốn biết chồng tốt hay không hãy đợi đến khi vợ sinh con”. Lúc phụ nữ nở nang nhất, rạng rỡ nhất và cuộc sống hôn nhân đang đắm chìm trong hạnh phúc, lời hứa thương yêu và lòng trung thành từ chồng chỉ nên được coi là một nửa của câu chuyện. Sự thử thách thực sự đến khi phụ nữ mang thai và chuẩn bị đón đứa con mới chào đời. Thời kỳ mang thai và sinh con không chỉ thách thức về thể chất, mà còn về tinh thần và tâm hồn. Đây là giai đoạn mà phụ nữ phải đối mặt với nhiều biến đổi cả về cơ thể và tâm trạng. Và chỉ trong những khoảnh khắc ấy, khi xấu xí và tổn thương nhất, vợ mới có thể thấy rõ tình cảm thực sự và lòng trung thành của chồng.
Khoa sản là nơi mà sự tình cảm của đàn ông dành cho vợ thể hiện rõ nét nhất. Trước cửa phòng sinh, những biểu hiện của đàn ông đa dạng. Người chồng tốt sẽ lo lắng, bất an, không dám rời xa cửa phòng sinh. Họ có thể thậm chí rơi nước mắt lo lắng cho vợ. Còn những người nằng nặc sẽ đòi hỏi được ở bên cạnh vợ, thậm chí yêu cầu được vào phòng sinh cùng vợ. Khi thấy con ra đời, người đàn ông sẽ đến gần vợ với ánh mắt thương yêu. Tình cảm này có thể được thể hiện một cách rất tự nhiên và chân thành, không cần nhiều lời nói.
Tuy nhiên, không phải người đàn ông nào cũng thể hiện tình cảm như vậy. Có những người chồng vô tâm, không thể thấu hiểu cảm giác đau đớn và cảm xúc của vợ trong quá trình sinh nở. Trong tình huống quan trọng, họ có thể thể hiện sự lạnh lùng và thiếu sự quan tâm. Ngay cả khi vợ đang trải qua những khó khăn và mạo hiểm trong phòng sinh, họ có thể tỏ ra lãnh đạm và không quan tâm. Một số đàn ông có thể còn so sánh mức độ đau đớn của việc sinh con của người vợ với người khác, hoặc tỏ ra khinh thường bằng cách nói rằng "đàn bà ai chẳng đẻ".
Thực tế, mối quan hệ hôn nhân không chỉ dựa trên tình yêu mà còn trải qua những thay đổi lớn khi có sự xuất hiện của con cái. Cả người chồng và vợ đều phải đưa ra sự hi sinh và nỗ lực để chăm sóc và nuôi dạy con cái. Mặc dù có thể nói rằng cả hai đều hi sinh, nhưng, phụ nữ thường dành nhiều thời gian và cảm xúc hơn trong việc chăm sóc gia đình và con cái. Họ dốc hết tâm huyết và thanh xuân để thể hiện tình yêu thương và quan tâm vô điều kiện. Vì vậy, người đàn ông cần thấu hiểu, quý trọng và tôn trọng công việc và tình cảm mà phụ nữ dành cho gia đình. Đó là cách để tạo nên một môi trường hôn nhân và gia đình trọn vẹn, hạnh phúc và đầy ý nghĩa. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Chia sẻ với Bestie nhé!
Theo dõi các bài viết hấp dẫn khác tại Bestie nhé!
(*) Nguồn: Theo Thể thao & Văn hóa