Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã trải qua cảm giác xa nhà để đi học, đi làm, khi ấy ta mới hiểu được 18 năm được cha mẹ bao bọc đáng quý đến nhường nào. Đối với đấng sinh thành, dù cho con đã khôn lớn, đủ tuổi tự lập nhưng với họ, con mãi vẫn là đứa trẻ. Vì vậy với người làm cha làm mẹ, không khi nào thôi lo lắng cho con, đều luôn dõi theo mỗi bước đi của con ở thế giới rộng lớn ngoài kia.

>>> Xem thêm: Cô bé không tay không chân năm nào giờ có nhà mới, 7 năm liền đạt HSG
Như câu chuyện người cha gửi chiếc xe lên cho con gái tiện đi học kèm theo mảnh giấy dặn dò khiến nhiều người không khỏi xúc động. Câu chuyện được chính bạn nữ sinh chia sẻ trên mạng xã hội, theo đó, do chiếc xe bạn đang chạy khá yếu, bất tiện trong việc di chuyển ở thành phố. Vì thế người cha đã không ngần ngại đổi xe của mình cho con, ông còn cẩn thận nhờ người gửi xe lên cho con gái, không chỉ vậy sợ con mới lên thành phố chưa rành đường sá, cha viết kèm lời dặn trên mảnh giấy và dán hẳn lên yên xe.

Mảnh giấy có nội dung: "Cháu nó mới xuống thành phố không biết đường, chú tới gần nhất chỗ cháu ở, gọi cháu ra đổi xe. Về anh trả tiền. Cảm ơn em", từng dòng chữ cha viết cẩn thận khiến bạn nữ sinh vô cùng xúc động.
Dù cho học tập xa xôi nhưng cha mẹ vẫn cố gắng quan tâm cô bạn hết mức có thể, tình yêu thương của họ dành cho con cái quả thực không gì đong đếm được. Quả là, khi xa nhà mới càng thấy quý trọng thời gian được cha mẹ yêu thương, chăm sóc từng li từng tí.

Chỉ là hành động nhỏ cũng đủ thấy cha mẹ yêu thương chúng ta đến nhường nào, người bố sẵn sàng nhường cho con chiếc xe tốt hơn để con đi học thuận tiện, lo lắng cho con từ những điều nhỏ nhất. Người ta có câu “Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng” để nhấn mạnh công ơn của đấng sinh thành, dù con đã trưởng thành, có thể thành gia lập thất thì với cha mẹ con vẫn là đứa trẻ năm nào cha mẹ chăm bẵm. Để nuôi con học xong 4 năm Đại học không phải là điều dễ dàng, người cha trong câu chuyện luôn cố gắng dành cho con điều tốt nhất để con yên tâm học tập nơi đất khách quê người.


Cũng giống như câu chuyện người cha lủi thủi ăn cơm một mình khi con gái lấy chồng xa khiến chúng ta không khỏi bồi hồi xót xa. Theo đó, do gia đình neo đơn, cả nhà chỉ có 2 cha con nên sau khi con gái về nhà chồng ngôi nhà ấy chỉ còn lại mình người cha lủi thủi, mâm cơm ấm cúng cũng trở nên lạnh lẽo, thành bữa ăn vội cho qua.
Những món ăn cũng không đầy ắp như trước, thay vào đó là cơm canh đạm bạc, chắc hẳn chúng ta đã từng nghe cha mẹ nói đùa rằng “Già rồi ăn hết mấy đâu con” hay “Đừng mua tốn tiền lắm con”. Còn nhớ ngày nhỏ cha mẹ chăm lo chúng ta không thiếu thứ gì, khi về già lại lo con cái cực nhọc mà không dám tiêu tiền.

>>> Xem thêm: Mẹ đơn thân tiết lộ cách nuôi dạy con bệnh hiểm nghèo đỗ ĐH Harvard

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”, chúng ta tự do bay cao bay xa với ước mơ và hoài bão của bản thân, 18 tuổi rời khỏi tổ ấm đến một thành phố bộn bề. Cuộc sống ấy chắc hẳn không êm đềm, dù cho có khó khăn đến đâu hãy nhớ rằng cha mẹ luôn dõi theo, là chỗ dựa cho chúng ta.
Đừng đợi đến lúc thành công rồi mới nghĩ đến việc báo hiếu cho cha mẹ, ngay từ bây giờ từ những điều nhỏ nhất chúng ta hãy luôn quan tâm đến đấng sinh thành. Những cuộc gọi hỏi thăm, một vài món quà nhỏ, nấu cho cha mẹ những bữa cơm ấm cúng,... tất cả đều khiến cha mẹ cảm thấy hạnh phúc. Bạn cảm thấy như thế nào về câu chuyện người cha gửi xe lên cho con gái đi học này? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Xem thêm những bài viết đời sống thú vị trên Bestie nhé!
ẤM ÁP KHOẢNH KHẮC CON CÁI KHOÁC ÁO TỐT NGHIỆP BÊN CHA MẸ CƠ HÀN
Câu chuyện người cha cẩn thận viết giấy dặn dò, dán lên yên xe nhờ người vận chuyển đến cho con gái khiến mỗi người chúng ta không khỏi xúc động. Để nuôi con hết 4 năm đại học gian nan không phải là điều dễ dàng, nhiều phụ huynh phải lao động hết sức, tiết kiệm nhiều nhất có thể. Trong khoảnh khắc “vinh quy bái tổ”, cầm trên tay tấm bằng cử nhân, còn gì hạnh phúc hơn được nói lời tri ân đến cha mẹ.
Như cô bạn Kim Thy, trong ngày nhận được tấm bằng cử nhân, Thy đã khoác áo tốt nghiệp cho bố. Đối với Kim Thy bố đã tốt nghiệp rồi, không phải là khóa học trên trường lớp mà là khóa học làm trụ cột trong gia đình, là người cha mẫu mực, đó như là lời hứa từ nay cô bạn sẽ cố gắng chăm lo cho bố cuộc sống tốt hơn.