Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Có điều, hành trình đưa con đến với thế giới này chưa bao giờ là dễ. Mẹ bầu trên thực tế phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, cũng lo sợ đủ điều. Trước và sau khi vào phòng sinh, họ rất cần một người ở bên cạnh để làm chỗ dựa. Đó không ai khác mà chính là ông xã - người "đầu gối tay ấp" với mình.

>> Xem thêm: Mô tả cảnh mẹ sinh con bằng bánh bao: Đơn giản mà thấm nỗi nhọc nhằn
Liên quan tới vấn đề này, MXH mới đây đã chia sẻ rần rần đoạn clip ghi lại cảnh một phụ nữ ngụ Phúc Kiến (Trung Quốc) tập đi sau lần sinh mổ thứ 3. Đính kèm với đó là dòng caption gây chú ý: "Sản phụ 26 tuổi sinh mổ 3 lần liên tiếp trong 3 năm". Thông qua biểu cảm trên gương mặt, không khó để nhìn ra "nữ chính" đang ở trong trạng thái đau "thấu trời xanh".

Xuyên suốt đoạn clip, người phụ nữ liên tục đưa tay giữ bụng. Việc di chuyển khỏi giường cũng khiến sản phụ gặp chút khó khăn khi mà vết mổ vẫn đang còn mới. May mắn là bên cạnh cô vẫn có sự đồng hành của ông xã. Mặc cho người thân vây quanh đứa trẻ, chồng cứ "dán mắt" lên người vợ, cẩn thận đỡ xuống giường và dìu từng bước một.


Không lâu sau khi "lên sóng", đoạn clip kể trên đã trở thành chủ đề nóng hổi, thu hút nhiều sự quan tâm của dân tình. Hành động chăm sóc vợ tận tình, chu đáo giúp "nam chính" nhận về kha khá lời khen. Khi mà nhiều chị em phải "mình ên" vào phòng mổ hay tập đi mà chẳng được ai dìu thì việc anh chồng nhà này ghi điểm cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, việc người phụ nữ 3 năm lên bàn mổ tận 3 lần lại trở thành vấn đề gây tranh cãi. Không ít người bày tỏ ý kiến cho rằng việc đẻ mổ "liền tù tì" là không tốt cho cơ thể tí nào. Sau mỗi lần sinh mổ, tử cung của mẹ sẽ yếu đi và cần thời gian lành lại. Bộ phận này một khi "quá tải" sẽ dễ dẫn tới những biến chứng y khoa. Các chuyên gia thậm chí đã đưa ra khuyến cáo rằng lần sinh mổ thứ 2 của các chị em phải cách lần đầu từ 3 cho tới 5 năm.


Để tiến hành mổ lấy thai, mẹ bầu phải tiêm mũi gây tê tủy sống. Nó có tác dụng làm tê liệt dẫn truyền xung thần kinh, từ đó giúp giảm bớt phần nào cảm giác đau đớn cho sản phụ. Có điều, mũi tiêm này có khả năng gây ra những hệ lụy như buồn nôn, tổn thương hệ thần kinh hoặc bị những cơn đau đầu, đau lưng đeo bám suốt nhiều năm sau đó...

>> Xem thêm: Ngưỡng mộ sản phụ bước ra từ phòng mổ như chưa hề vượt cạn
Người ta vẫn dùng câu "người chửa cửa mả" (ý chỉ sự nguy hiểm) khi nói về việc sinh con. Vậy cho nên, dù thế nào đi nữa thì người chồng trong lúc vợ sinh tuyệt đối đừng vắng mặt. Mặt khác, chị em cũng cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định sinh con quá dày để tránh những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Còn bạn thì sao, có suy nghĩ về vấn đề này? Hãy chia sẻ ý kiến cùng chúng tôi nhé!
Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!
SAU SINH MỔ MẸ NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG THỨC GÌ ĐỂ NHANH LIỀN SẸO, SỮA VỀ NHIỀU, DA DẺ HỒNG HÀO?
"Vượt cạn" là quá trình vất vả, đau đớn và khiến các chị em tổn hao nhiều sức lực. Đó là lí do mà sau sinh, mẹ bỉm sữa cần ăn uống đủ chất để hồi phục sức khỏe, giúp sẹo mau liền (trường hợp sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai) và nhanh chóng lấy lại làn da cùng vóc dáng như thời con gái.
Để làm được điều đó, chị em tốt nhất nên ăn chay trong khoảng từ 6-8 giờ sau ca mổ. Tiếp đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất xơ, sắt hay trái cây tươi... là cực kỳ cần thiết. Cần "làm ngơ" với đồ cay nóng, cà phê, đồ uống có cồn và tỏi nếu không muốn mọi công sức ban đầu đều đổ sông đổ biển.