Bà Ryoko Sato cùng ông xã Masato - một Luật sư danh tiếng hiện đang sinh sống tại tỉnh Nara, Nhật Bản. Cả hai có với nhau 4 người con (3 trai, 1 gái). Trong đó, 3 con trai đầu của bà lần lượt là Masayori Sato (SN 1991), Rika Sato (SN 1993), Kazuaki Sato (SN 1995), người con gái út tên là Mako Sato (SN 1998). Cả 4 người con của mẹ Sato đều đậu ngành Y Cao cấp, Trường Đại học Tokyo - ngôi trường tốt hàng đầu thế giới.

>> Xem thêm: Sao Việt có cách dạy con khéo: Hương Giang "lạt mềm buộc chặt"
Hạn chế xem tivi cho tới năm 3 tuổi
Ngoài lúc làm việc, dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng, bà Sato dành thời gian đọc sách cho con nghe và trò chuyện cùng các con của mình. Trong nhà, bà bố trí tivi ở tầng 2 thay vì phòng khách như nhiều nhà khác và hạn chế các con xem tivi cho đến năm 3 tuổi. Bà tin rằng, trước 3 tuổi, con trẻ nên được trò chuyện nhiều cùng bố mẹ và được nghe đọc sách để có thể tăng kết nối khả năng ngôn ngữ cùng tư duy của con.


Xác định mục tiêu học tập
Mẹ Sato xác định rõ ràng những mục tiêu học tập của các con. Nhận thấy con mình chỉ nhanh nhạy với những kiến thức học thuật, bà không ép các con phải học đàn, hát, vẽ như nhiều đứa trẻ khác. Thay vào đó, bà cho các con tập trung hoàn toàn vào việc học ở lớp, không cần gắng gượng học những điều con không thích và không có năng khiếu.
Bên cạnh đó, bà cũng nhận định rằng việc bố mẹ cho con phát triển năng khiếu của mình là điều rất tốt. Nếu con thích đánh đàn, ca hát, nhảy múa, bố mẹ cứ tạo điều kiện để con tiếp xúc với những điều đó từ bé. Từ đó, các con sẽ có thêm động lực để cố gắng trong cuộc sống.


>> Xem thêm: Siêu đầu bếp tỷ phú dạy con: Không cho cầm quá 1 triệu đồng ra đường
Đồng hành cùng quá trình học tập của con
Dù cung cấp cho con một môi trường học tập tốt, song bố mẹ vì bận rộn công việc mà không quan tâm đến chuyện học của con thì cũng là điều vô nghĩa. Mẹ Sato không bao giờ nhắc các con học bài, làm bài một cách "qua loa chiếu lệ" mà trực tiếp dành thời gian kiểm tra tập vở, tiến độ học tập của các con. Tự giác là việc rất tốt nhưng ở giai đoạn đầu đời, những đứa trẻ cần được bố mẹ giám sát kỹ lưỡng nếu không chúng rất dễ trở nên lơ là việc học.


Mẹ Trung Quốc dạy con thành sinh viên Harvard
Bên cạnh bí quyết vàng của mẹ Sato, mọi người cũng có thể tham khảo cách mà bà mẹ Trung Quốc - Fangli (SN 1966) đã nuôi dạy 3 người con "học chậm" của mình trở thành sinh viên Trường Đại học Harvard - ngôi trường hàng đầu thế giới. Theo đó, bà thường xuyên khen ngợi con để từ đó con có thêm động lực cố gắng. Nhưng bà cũng không quên chỉ ra những khuyết điểm mà con cần khắc phục để tốt hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ không cần làm hết mọi thứ cho con mà hãy tập cho con tính "tự do, tự lo" trong cuộc sống của mình. Việc này giúp các con rèn luyện tính tự lập và xử lý tình huống. Ngoài ra, bà Fangli cũng không giới hạn con trong bất kỳ phạm vi nào.
"Tôi không cấm đoán, không đánh giá thấp con mình khi thấy chúng cố gắng làm một điều gì đó. Bởi vì dù thành công hay thất bại, tôi vẫn tin là bọn trẻ sẽ học được điều mới mẻ", bà chia sẻ.

Dạy con là một quá trình dài, đòi hỏi bố mẹ phải thật sự kiên trì và dành nhiều thời gian đầu tư cho các khía cạnh trong cuộc sống của con. Hy vọng, với những bí quyết dạy con mà mẹ Sato đã gợi ý, các bậc phụ huynh sẽ tham khảo được thêm cách dạy con hay ho và ứng dụng thành công trong cuộc sống. Bạn nghĩ sao về bí quyết dạy con của mẹ Sato? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie!
NHỮNG TỶ PHÚ NỔI TIẾNG KHIẾN CẢ THẾ GIỚI KHÂM PHỤC VÌ CÁCH DẠY CON
Chắc hẳn, bố mẹ nào cũng muốn con tài giỏi và luôn tìm mọi cách tốt nhất để dạy con. Ngoài những phương pháp dạy con kể trên của mẹ Sato và bà Fangli, các bạn có thể tham khảo những cách dạy con hay ho, sáng tạo của nhiều tỷ phú nổi tiếng như Jack Ma, Jeff Bezos... nhé.
Để khắc phục tật mê game của con trai, Jack Ma đã cho cậu bé thoải mái chơi suốt 3 ngày, 3 đêm không ngừng nghỉ, việc này đã khiến cho cậu bé trở nên mệt mỏi và tự thấy sợ hãi, chán nản khi chơi game. Đây chắc hẳn là cách "lấy độc trị độc" trong truyền thuyết. Jeff Bezos thì tập cho các con từ gọt trái cây, sửa đồ dùng điện ngay từ khi còn bé để có thể tự lo mọi thứ, rèn luyện tính tự lập.