Dạo gần đây trên các phương tiện mạng xã hội trầm rộ câu chuyện ảnh cưới bị bỏ vào thùng rác. Xoay quanh vấn đề nên hay không nên thực hiện hành động vứt ảnh cưới sau khi hết yêu đã làm dấy lên một luồng tranh cãi trong dư luận.
>>> Xem thêm: 4 điều cấm kị phụ nữ không nên nói trên mạng xã hội.
Gần đây, có đoạn clip được lan truyền trên khắp các diễn đàn mạng xã hội ghi lại hình ảnh của một chú thu gom rác, điểm đáng nói ở chỗ trên xe rác ấy là hai tấm hình cưới cỡ lớn còn mới toanh. Cũng vì kích thước quá lớn so với những loại rác thải khác nên nhìn chú khá chật vật khi loay hoay tìm chỗ để “nhồi nhét” hai bức hình này. Chứng kiến cảnh ấy, một bạn thành niên đã nhanh chóng ghi hình lại và kèm theo thái độ ngỡ ngàng khi nói: “Bác xe rác hôm nay lạ quá”.


Hay như trường hợp cách đây không lâu, một cô gái trẻ cũng đã khiến dân tình hú hồn với màn ném ảnh cưới xuống sông. Đoạn clip ghi lại cảnh cô gái đang đi trên xe ô tô thì dừng lại sau đó ném tất cả ảnh cưới lớn và những khung hình nhỏ xuống sông. Động tác dứt khoát không nương tay của cô gái khiến cho không ít người ngỡ ngàng.


Nếu như ngày xưa các cặp đôi không có với nhau một tấm ảnh cưới vì kinh tế eo hẹp thì ngay nay, ai ai cũng có cho mình những tấm hình cưới lung linh, đẹp đẽ. Nhưng đồng nghĩa với đó là không ít trường hợp những bức hình ý nghĩa ấy nằm gọn trong các xe, bãi rác khiến cho người ta phải suy ngẫm về tình yêu hiện nay.


Hai luồng ý kiến đến từ netizen hiện đang nổ ra vô cùng mạnh mẽ. Dân tình cho rằng việc hết yêu dẫn đến “đường ai nấy đi” thì nên gạt bỏ hết mọi kỷ niệm của quá khứ để cho bản thân thêm một cơ hội mới, tìm được những niềm vui và hạnh phúc đích thực, phù hợp với mình. Cũng như để cho người đến sau hoàn toàn thoải mái, hạn chế tình huống khiến người mới phải canh cánh trong lòng câu chuyện người cũ.
Ngoài ra một số người cho rằng chỉ những người trong cuộc mới biết được câu chuyện và biết được bản thân đã chịu đựng, trải qua những gì. Hành động bỏ hình, xé ảnh hay “cất gọn” kỷ niệm vào “sọt rác” tuy không làm bản thân được xả giận nhưng ít nhất nó cũng sẽ mang đến cảm giác thoải mái cho mình. Thậm chí có người còn nói nếu biết sẵn sàng vứt bỏ đi như vậy thì chẳng chụp làm gì cho phí tiền!

>>> Xem thêm: Có kiểu con gái: trà sữa mời không uống, thiếu cà phê chẳng sống nổi
Thế nhưng dù có tan vỡ cũng không thể phủ nhận việc bạn ít nhất cũng đã từng một lần hạnh phúc với mối tình này. Hơn nữa, hình cưới chính là cột mốc đánh dấu cho sự thăng hoa trong tình cảm với đối phương trong thời điểm ấy. Khi bản thân đồng ý nắm tay một người, diện bộ váy cưới thiêng liêng lên người chính là lúc mà bản thân phải chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Có không ít người cho rằng hành động bỏ ảnh cưới phía trên không khác gì việc đang chối bỏ trách nhiệm của mình.

Cho dù có là một sự sai lầm trong tình yêu thì ít nhất bản thân của mình cũng đã được trải nghiệm, nhận được sự hạnh phúc của đoạn tình cảm ấy. Thay vì bỏ đi kỷ niệm của mình thì nên lưu giữ món đồ ấy. Để khi nhìn lại bản thân mình có thể mạnh mẽ mỉm cười với quá khứ từng hạnh phúc, từng đau buồn.

Thêm vào đó, việc bỏ hình cưới trong sọt rác còn thể hiện mình không tôn trọng đối phương và đoạn tình cảm này. Nhiều người cho rằng nếu như không thể nhìn lại chuyện quá khứ kể cả là tấm hình thì chúng ta cũng nên có cách xử lý văn minh và nhẹ nhàng, kín đáo hơn. Thay vì bỏ đi chúng ta có thể gói gọn bức hình ấy trong thùng giấy và đem cất đi, hoặc gửi hình cưới về bên chồng/vợ để họ tự quyền quyết định số phận cho “nhân chứng tình yêu” này.
“Tu trăm năm mới đi cùng thuyền, tu nghìn năm mới cùng chăn gối”, thật không dễ dàng gì để nên vợ thành chồng với một người. Dẫu khi có kết thúc thì vẫn nên để lại những ấn tượng tốt đẹp trong nhau. Các bạn có suy nghĩ gì về hành động trên đây? Hãy chia sẻ cùng với Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại Bestie!
NHỮNG CÂU NÓI THƯỜNG NGÀY NHƯ “LIỀU THUỐC ĐỘC” KHIẾN HÔN NHÂN DẦN TAN VỠ
Khi bước chân vào đời sống hôn nhân, không ít người sẽ ngỡ ngàng bởi những thay đổi của trước và sau khi cưới. Việc sống chung cũng khiến cho nhiều người nảy sinh mâu thuẫn bởi những thói quen không giống nhau.
Cái tôi lớn làm cho đôi bên khó tránh khỏi cảnh “cơm không lành canh không ngọt”. Từ đó, cặp vợ chồng hay buông ra những lời nói làm tổn thương nhau. Nghe có vẻ bình thường như nó như “liều thuốc độc” gặm nhấm mối quan hệ như: “Sao anh không làm được gì hết vậy?”, “anh đi mà xem người khác kìa”...