Tình cảm thiêng liêng nhất trên thế gian này mà ít cảm xúc nào có thể so bì được hẳn là tình mẫu tử. Từ bao đời nay việc mẹ luôn yêu thương và quan tâm con cái của mình luôn là điều hiển nhiên, đặc biệt là khi con cái đi học hoặc đi làm xa thì họ chỉ có thể quan tâm con qua những cuộc gọi. Song, không phải phận làm con ai cũng hiểu và trân trọng điều đó. Có những người cho rằng những cuộc gọi của mẹ là sự quan tâm nhưng cũng có người cho rằng đó chính là sự phiền toái.

>>> Xem thêm: Cô gái có chiếc mũi dị biệt lần đầu diễn thời trang, đã có bạn trai
Thuở còn bé, chắc chắn ai cũng từng đối mặt với việc đang đi chơi với bạn thì mẹ gọi về, hoặc những giờ cấm cửa không được phép đi chơi. Hay những lần phải xin phép mẹ cho đến nhà người này, đi chơi với người kia khi mẹ đồng ý mới được phép đi.
Chính những điều ấy đã dẫn đến một tình trạng đối với một bộ phận giới trẻ ngày nay chính là muốn được tự do, thoát khỏi sự kèm cặp của gia đình, ba mẹ. Sau 18 năm bị “quản giáo”, không ít người còn thấy thoải mái khi có một cuộc sống mới, tạm gọi là trưởng thành, nơi mà không bị mẹ thúc giục làm điều này, điều kia.

Một trường hợp mà hẳn những đứa con sống xa nhà gặp phải chính là những cuộc gọi từ mẹ với những nội dung: “Hôm nay làm gì?”, “con đã ăn chưa?”, “công việc/học tập thế nào?”,... Thời gian đầu có thể họ sẽ vui vì lần đầu xa nhà, khó tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lạc lõng. Những lúc như khi nhận được cuộc gọi từ gia đình thì chính là một cảm giác tuyệt vời.
Thế nhưng khi đã có được những mối quan hệ mới hoặc bắt đầu lao vào guồng quay của công việc thì những cuộc gọi từ mẹ mà họ từng mong chờ ấy bỗng chốc trở thành sự phiền toái và tốn thời gian của họ.


Đặc biệt là khi đang trong cuộc họp hay những buổi tiệc tùng với sếp, bạn bè. Lúc này một câu hỏi chung của hầu hết các đứa con chính là: “Sao mẹ cứ gọi hoài vậy?”. Hay những câu trả lời qua loa như: “Con đang bận”, “chút con gọi lại”, “thôi nha, con cúp máy đây”,...

Có lẽ sau gần 20 sống với gia đình, phận làm con khó mà tránh khỏi mong muốn được “tung hoành ngang dọc” sống đúng với những sở thích của mình, ăn ngủ theo ý của mình mà dần quên đi nề nếp khi còn sống trong gia đình lớn. Thêm vào đó, với mối quan hệ cấp trên - cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp,... đã lấy đi hết thời gian mà trước đây dành cho gia đình.
>>> Xem thêm: Cô gái gốc Việt kết hôn với con trai hoàng gia giàu thứ 2 thế giới
Cho đến một giai đoạn nào đó, khi đã chơi bời đủ thì con người ta vẫn phải tìm về nơi đã nuôi nấng mình. Lúc này việc chán ghét cuộc gọi từ mẹ được thay thế bằng sự mong ngóng, chờ đợi nhưng chẳng thấy mẹ gọi nữa. Bởi sau ngần ấy thời gian, mẹ cũng biết được câu trả lời chính là: “Con bận” mỗi khi mẹ gọi đến.

Nhưng các bạn biết không, trong cuộc sống không phải chỉ có những người như vậy mà bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp ngược lại, những người luôn khao khát sự quan tâm của gia đình, ba mẹ dù bản thân họ sống rất tự lập. Điều mà họ mong muốn vào mỗi khi rảnh chính là nhấc máy gọi về nhà, kể cho mẹ nghe ti tỉ điều mà mình gặp phải trong ngày. Cho dù có không ít mối quan hệ mới nhưng vẫn không nỡ để ba mẹ phải chờ, khi đi đến đâu điều đầu tiên làm chính là nhắn cho gia đình biết tin tức.


Có thể thấy rằng, đừng lấy lí do bận rộn, đừng vì những những mối quan hệ bên ngoài mà cảm thấy chán ghét, phiền toái cuộc gọi của ba mẹ. Bởi có những người mong được biết cảm giác mẹ gọi một lần nhưng chẳng bao giờ có được. Thế cho nên hãy dành thời gian cho ba mẹ vì người ngoài có tốt thế nào thì cũng là mối quan hệ có điều kiện. Chỉ có gia đình mới là những người yêu thương và quan tâm đến bạn vô điều kiện mà thôi.
Tuần này bạn đã nhận được cuộc gọi nào từ mẹ chưa? Hãy chia sẻ cho Bestie biết với nhé!
Ảnh minh hoạ: Pinterest
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại Bestie.
NHỮNG BỮA CƠM CỦA BA MẸ KHI KHÔNG CÓ CON Ở NHÀ BỖNG TRỞ NÊN ĐƠN SƠ, ĐẠM BẠC ĐẾN LẠ LÙNG
Việc ba mẹ hy sinh tất cả cho con cái đã không phải là điều xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Nhưng không phải ai cũng có thể biết, cảm thông và nhìn thấy sự hy sinh đó của ba mẹ.
Không ít người còn cho rằng cuộc sống của ba mẹ cũng chẳng khó khăn gì cho đến khi họ nhìn vào những bữa ăn của đấng sinh thành lúc không có con ở nhà. Những món thịt cá đã được thay bằng những dĩa rau luộc đơn sơ, đạm bạc. Chỉ khi con về, bữa ăn của ba mẹ mới đầy đủ và ý nghĩa…