09/27/2022 23:54

Cụ bà U80 "gắn mình" với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em

Thanh Tường - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Tường

Bắt đầu nối nghiệp gia đình làm hương thủ công từ năm 9 tuổi, người phụ nữ U80 này vẫn giữ được nghề sau nhiều năm thăng trầm của cuộc đời. Doanh thu không quá lớn nhưng mỗi năm đều trích ra để giúp trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.

Cụ bà sở hữu tấm lòng hảo tâm đáng nể này là mệ Tôn Nữ Ánh Tuyết, tên thân mật là mệ Tuyết, hiện đang sinh sống bằng nghề làm hương (nhang) thủ công tại phường Thủy Xuân, Tp. Huế. Cửa hàng bán hương của mệ Tuyết là một trong những địa điểm check in được nhiều bạn trẻ lựa chọn mỗi khi có dịp đến Huế. 

Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Mỗi ngày, mẹ Tuyết đều miệt mài, chăm chỉ với công việc làm hương thủ công mà mình đã gắn bó suốt mấy chục năm qua. Ảnh: Phùng Hà

>>Xem thêm: Quán bún bò lạ lùng ở xứ Huế: Không thấy bóng dáng nhân viên phục vụ

Theo những chia sẻ của mệ Tuyết với VnExpress, mệ bắt đầu theo ông ngoại học làm hương kể từ năm 9 tuổi và theo nghề cho tới tận thời điểm hiện tại. Trải qua biết bao năm "vật đổi sao dời", mệ Tuyết vẫn giữ được một hàng hương nhỏ tại làng Thủy Xuân, góp phần vẽ nên cái nét đẹp đặc trưng của xứ Huế. 

Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Ở tuổi 72, mệ Tuyết sở hữu một đôi tay lành nghề và dễ dàng làm ra được những bó hương rực rỡ, thơm nức mũi. Ảnh: Phùng Hà 
Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Mỗi khi có đoàn du lịch hoặc các bạn trẻ đi ngang, mệ sẽ sử dụng chất giọng đặc trưng của mình để mời "Con ơi chụp hình đi con". Khi có người ghé qua cửa hàng, mệ cũng sẽ chủ động xòe hương, sắp xếp để khách có những tấm hình thật đẹp. Ảnh: Phùng Hà 
Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Mỗi bó hương tại cửa hàng của mệ Tuyết có giá chỉ từ 100.000 đồng. Một mức giá được đánh giá là rẻ hơn nhiều nơi ở Huế. Ảnh: Thái Minh Long
Mệ Tuyết làng hương Huế: Trích doanh thu giúp đỡ trẻ em.

Bên cạnh những bó hương xinh đẹp và chất lượng, mệ Tuyết còn được nhiều người biết đến với tấm lòng rộng lượng khiến nhiều người phải thán phục. Theo đó, dù doanh thu từ việc bán hương không quá lớn nhưng định kì hàng tháng mệ đều trích ra một phần để giúp đỡ các bệnh nhi tại khoa Ung Bướm tại Bệnh viện Nhi (Huế). 

Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Cơ duyên của việc làm giàu ý nghĩa này bắt đầu khi mệ Tuyết nhìn thấy hoàn cảnh của một bệnh nhi mắc bệnh nan y nhưng có hoàn cảnh gia đình khó khăn vào 7 - 8 năm trước. Ảnh: Tuyết Nhi 
Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
"Mỗi tháng mệ cũng cố gắng tiết kiệm, dành ra khoảng 70 suất quà cho các cháu" - mệ Tuyết chia sẻ với Trí thức trẻ. Ảnh: Đậu Anh Văn
Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Nhờ vào việc thường xuyên giúp đỡ các bệnh nhi, cửa hàng của mệ Tuyết cũng được nhiều người ủng hộ hơn trước rất nhiều. Ai cũng muốn góp một phần công sức để bà hoàn thiện ước nguyện cao cả của mình. Ảnh: Đậu Anh Văn

Nhắc đến những cụ bà dù vất vả kiếm tiền để mưu sinh nhưng vẫn cố gắng để dành tiền để giúp đỡ những mảnh đời còn nghèo khó hơn mình, ta không thể nào bỏ qua cụ Năm bán rau tại An Giang. Bước vào tuổi 80, bà cụ này hàng ngày vẫn ra chợ bán rau, gom góp tiền lời để giúp đỡ những người gặp chuyện khó khăn như: Bệnh tật, neo đơn... 

Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Cụ Năm tên thiệt là Nguyễn Thị Bê, bà được người dân tại huyện Chợ Mới, An Giang yêu quý vì thường xuyên giúp đỡ người khó khăn. Ảnh: Hồng Hải

>>Xem thêm: Ông chủ bán rau tốt bụng: "Miễn phí cho công nhân, sinh viên"

Theo những chia sẻ của bà với Thanh Niên, cứ 3h sáng bà Năm lại chuẩn bị dọn hàng ra chợ để bắt đầu một ngày làm việc mới, do quầy hàng khá nhỏ nên tiền lời bà kiếm được mỗi ngày cũng chỉ khoảng 50 - 60 nghìn đồng. Tuy vậy, vợ chồng bà Năm vẫn "góp gió thành bão" để dành thật nhiều tiền để mua gạo, mua quà dành tặng người có hoàn cảnh khó khăn hơn. 

Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Ngoài mảnh đất nhỏ để trồng rau, bà Năm còn thường xuyên đi hái rau dại ở nhà hàng xóm để bán kiếm tiền làm việc thiện. Ảnh: Hồng Hải
Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
"Trời cho mình sức khỏe thì mình làm việc thiện để giúp đỡ mọi người, đêm về lại được ngủ ngon giấc" - bà Năm chia sẻ với Thanh Niên. Ảnh: Trần Phương
Cụ bà U80 gắn mình với nghề làm hương, trích doanh thu giúp trẻ em
Nhờ vào những hành động tốt đẹp với cộng đồng, vợ chồng bà Năm luôn được mọi người yêu quý, ra sức giúp đỡ mỗi khi cần. Ảnh: Trần Phương

Có thể nói, dù không khá giả nhưng 2 bà cụ kể trên vẫn dốc hết sức mình để làm việc và thực hiện những điều có ích cho cộng đồng, giúp đỡ những người còn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đây cũng chính là đức tính mà nhiều người trẻ cần phải học hỏi, làm theo để sống đúng với đạo "lá lành đùm lá rách" của ông cha ta. Bạn nghĩ sao về tấm lòng cao cả của hai bà cụ kể này? Cùng chia sẻ với Bestie nhé! 

Xem thêm nhiều bài viết hay, hấp dẫn tại Bestie!

LÒNG TỐT ĐẶT KHÔNG ĐÚNG CHỖ SẼ GÂY RA THẢM KỊCH

Những hành động đầy ý nghĩa của hai bà cụ là những điều tốt đẹp, mang đến cho mọi người một cách nhìn tích cực hơn đối với cuộc sống. Tuy nhiên, không phải lúc nào lòng tốt cũng phát huy được những tác dụng tốt đẹp đó mà phải được đặt đúng nơi, đúng chỗ. 

Nếu bạn không cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho đi sự lương thiện, khiến chúng không được đặt đúng chỗ thì bạn sẽ rất dễ bị tổn thương, thậm chí là rơi vào tuyệt vọng. Rất nhiều bi kịch cũng bắt đầu từ việc lòng tốt không được đặt để đúng chỗ, hãy cân nhắc trước khi làm gì đó bạn nhé! 

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Stylist Trần Đạt chấp nhận nghe theo ý kiến từ công chúng và khách hàng
Scroll to top