Ghi chép và xem xét lại các khoản chi mỗi ngày
Theo Katsuko, mỗi bà nội trợ đều phải có riêng cho mình một quyển sổ tay ghi chép lại số lượng và mục đích của đồng tiền ra vào mỗi ngày. Đồng thời, các chị phải tập cho gia đình mình thói quá tự hỏi: "Hôm nay mình chi tiền vào những thứ gì?" để nắm bắt và dễ dàng cắt đi những khoản chi không cần thiết, từ đó giữ cho "ngân khố" được đong đầy hơn.


>>Xem thêm: Tiết kiệm như Diệc Phi: Gia tài nghìn tỷ mà diện áo cũ suốt 10 năm
Tuyệt đối không chia các mục chi tiền quá chi tiết
Bà nội trợ đến từ xứ sở hoa anh đào này cũng khuyến khích mọi người đừng quá chi tiết ở phần chia tiền thành các mục cần phải chi trả. Theo đó, thay vì chia ra thành các mục quá cụ thể như: chi phí vệ sinh, chi phí nhu yếu phẩm, chi phí thực phẩm... các chị em nên nhóm chúng vào cùng một nhóm như "chi phí sinh hoạt" để cho "nhẹ đầu" và có cái nhìn bao quát hơn về ngân sách.


Đặt mục tiêu tiết kiệm phù hợp với hoàn cảnh gia đình
Bên cạnh việc giữ và kiểm soát nguồn tiền một cách hợp lý, dễ dàng thì bất kì bà nội trợ nào cũng muốn gia đình mình trích được một khoản tiết kiệm nho nhỏ phòng khi có việc cần phải dùng. Tuy vậy, nhiều chị em bị "tham" và đặt mục tiêu quá cao khiến cho việc tiết kiệm trở nên khó khăn và rắc rối vô cùng. Thay vì như thế, các chị chỉ nên tiết kiệm vừa tầm, cân nhắc sao cho phù hợp với nguồn thu của gia đình để giảm áp lực cho tất cả các thành viên.


Xem việc tiết kiệm như một thành quả
Nếu đã đặt được mục tiêu tiết kiệm phù hợp, các bạn cũng nên xem việc hoàn thành các mục tiêu đó là một thành quả để tiếp thêm động lực cố gắng cho tất cả các thành viên trong gia đình. Theo Katsuko, việc này sẽ dễ dàng tác động đến tâm lý của chúng ta, tạo ra một cảm giác hưng phấn muốn được tiếp tục tiết kiệm nhiều hơn trong tương lai.


>>Xem thêm: Sửng sốt khi siêu thị Nhật Bản bán một món là đồ bỏ ở VN
Ghi lại những ngày "không tốn đồng nào"
Bên cạnh việc xem tiết kiệm như một sự thành công thì đây cũng là một cách hay để các chị em nội trợ có thể giúp tâm lý của gia đình bạn trở nên hưng phấn hơn trong việc tiết kiệm tiền. Tuy những ngày không phải chi tiền không có nhiều nhưng việc đánh dấu lại chúng sẽ tạo ra cảm giác khiến các bạn chủ động cắt giảm chi tiêu, từ đó có thêm nhiều ngày "không tốn đồng nào".


Với cách phương pháp giữ và tiết kiệm tiền như thế này, mỗi ngày chị Katsuko chỉ mất khoảng 3 phút để tính toán lại tất cả những gì mình đã chi thu trong một ngày, giúp cho việc kết toán cuối tháng được dễ dàng, gọn lẹ hơn rất nhiều. Hy vọng những bí kíp này sẽ giúp cho các chị em có được một cách giữ tiền hiệu quả và khoa học hơn. Bạn còn "tuyệt chiêu" kiểm soát "ngân khố" nào hiệu quả nữa không? Cùng chia sẻ với Bestie nhé!
Xem thêm nhiều bài viết hay, hấp dẫn tại Bestie!
BÍ KÍP TIẾT KIỆM TIỀN GIÚP BẠN SỞ HỮU TỪ VÀI TRIỆU ĐẾN VÀI CHỤC TRIỆU TRONG 1 NĂM LÀ CHUYỆN THƯỜNG
Ngoài những bí quyết giữ tiền "đỉnh chóp" kể trên, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một vài phương pháp tiết kiệm tiền hiệu quả để dễ dàng thực hiện những dự định trong tương lai của mình. Phải nhớ rằng, việc tiết kiệm cần phải kiên trì trong suốt một quãng thời gian dài và đều đặn.
Nếu tiết kiệm mãi mà chẳng thấy "hiện kim" đâu, các bạn hãy thử sử dụng "tuyệt chiêu" không dùng tiền 2 ngày/tháng. Ví dụ một ngày bạn tiêu 100 nghìn đồng thì một tháng bạn sẽ có thêm 200 nghìn đồng vào quỹ tiết kiệm, một năm sẽ là 2 triệu 4, con số không nhiều như đủ để bạn lấy làm động lực và cố gắng. Ngoài ra, các bạn cón có thể tiết kiệm bằng cách: Bớt các buổi tụ tập, bỏ ống heo...