03/17/2022 10:15

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái nên người chưa bao giờ là điều dễ dàng với những bậc làm cha mẹ, ấy là chưa nói đến con trai - con gái cũng có sự khác nhau trong cách giáo dưỡng, chăm sóc...

Theo các chuyên gia tâm lý, tính cách của một đứa trẻ sẽ phản ánh rõ nét cách dạy dỗ của cha mẹ chúng. Điều này hoàn toàn chính xác, bởi trong mối quan hệ hai chiều này thì các bậc làm cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi lẫn tính cách của những đứa con trong nhà. Vậy nên, muốn con nên người, cha mẹ phải rèn giũa, dạy dỗ con từ khi còn nhỏ. Những câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc dưới đây được xem là kim chỉ nam giúp trẻ tương lai trở thành những người ưu tú, tài đức vẹn toàn, bố mẹ có thể tham khảo và kể cho con nghe nhé.

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức
Nuôi dạy con cái nên người là việc không hề dễ dàng đối với các bậc làm cha mẹ. Ảnh: Pinterest

>> Xem thêm: Bí quyết nuôi dạy con thành những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới của người Hà Lan

Câu chuyện thứ 1

Có cậu nhóc hai tuổi. Một ngày do sơ ý nên đầu cậu đụng phải góc bàn khiến sưng một cục u. Cậu vừa đau vừa bực tức nên khóc òa thật to. Vài phút sau, người bố đi đến chiếc bàn và hỏi lớn: “Cái bàn à, là ai đã đụng mày mà đau thế còn khóc lóc ỉ ôi thế kia?”
Cậu con trai bỗng ngừng khóc. Người bố đưa tay sờ vào bàn, hỏi nhẹ cậu con trai:
- “Là ai đã đụng đau chiếc bàn vậy?”
- “Con ạ, là con đụng vào chiếc bàn” -
cậu nhóc trả lời.
- “Thế sao, thì ra là con đụng à, con không mau xin lỗi cái bàn đi”.
Cậu con trai hơi ngạc nhiên nhưng rồi cũng cúi mình, nói nhỏ: “Xin lỗi bàn”.

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức
Quá trình trưởng thành, phát triển của con trẻ rất cần sự quan tâm lẫn kiên nhẫn chăm chút của bố và mẹ. Ảnh: Hargaa

Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện như trên là: Đừng bao giờ vô cớ đổ lỗi cho người khác mà trước tiên hãy xem lại chính mình. Như câu chuyện trên, chỉ bằng hành động nhỏ, người bố đã dạy cậu con trai học được tính có trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm khi bản thân mình mắc lỗi.

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức
Trong việc giáo dục con cái, không nên nuông chiều theo những sự đòi hỏi hay giận dỗi vô lý dễ khiến con trẻ thêm tự mãn...  Ảnh: 7splus

>> Xem thêm: Cách tỷ phú Bill Gates dạy con: Không sử dụng điện thoại thông minh khi chưa đủ 14 tuổi 

Chuyện thứ 2

Một chiều nọ, ông bố dẫn đứa con gái 5 tuổi đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ. Phía dưới cầu nước chảy xiết nhưng rất trong xanh nhìn thấy được cả đáy. Bé con bèn nói: “Bố à, con sông đẹp quá, con nhảy xuống bơi một lúc được không ạ?”.

Ông bố liền bảo: “Cũng được, nhưng bố sẽ nhảy xuống cùng con. Tuy nhiên, giờ chúng ta phải trở về nhà thay quần áo trước đã”.
Hai bố con về nhà, khi đã thay quần áo xong, cô bé chợt thấy một chậu nước để sẵn ở trước mặt. Cô bé nhìn bố ngơ ngác không hiểu chuyện gì.

Người bố liền nhẹ nhàng bảo: “Con gái à, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều cơ bản này mà con không biết sao?”.
Cô bé gật đầu tỏ vẻ đồng tình. “Vậy giờ bố con ta hãy tập luyện trước một tí, xem con có thể vùi được bao lâu nhé” - Ông bố tiếp lời.

Nhưng chỉ được 10 giây, cô bé đã phải ngẩng đầu lên: - “Eo ui, con sặc nước rồi, khó chịu thật đấy bố à”.
- “Thế ư? Thế thì nếu con nhảy xuống sông sẽ càng khó chịu hơn nhiều đấy”.
- “Bố ơi, con không muốn nhảy xuống sông nữa, con không muốn sặc nước đâu ạ”.
- “Được thôi con gái, không thích thì không đi”.

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức
Trong việc dạy con, với những yêu cầu của trẻ, bố mẹ không nên gạt bỏ ngay mà cần tìm cách giảng giải cho con hiểu việc ấy là nên hay không nên. Ảnh: Hargaa

Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện như trên là: Trước khi muốn làm việc gì đó chúng ta cần phải suy tính cẩn trọng. Sự thận trọng nghĩ đến những hậu quả sau đó sẽ chẳng bao giờ thừa cả. Câu chuyện trên cũng giúp cô bé học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, trước mọi việc đều phải suy nghĩ cho kỹ rồi mới thực hiện.

Chuyện thứ 3

Nhà nọ có cậu nhóc ba tuổi. Một hôm chẳng biết bực tức chuyện gì mà cậu vô cớ khóc la om sòm. Thấy vậy người mẹ dỗ dành:

- “Sao vậy con trai, con thấy không ổn chỗ nào à?”
- “Không có”.
- “Thế thì cớ làm sao con lại khóc”
- “Thì... là... con chỉ muốn khóc là khóc thôi!.
(Rõ ràng cậu đang làm nũng với mẹ đây mà).
- “Ok, con muốn khóc thì mẹ không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây mẹ nghĩ sẽ làm phiền mọi người xung quanh, mẹ tìm một chỗ khác cho con khóc thoải mái hơn, con khóc một mình bao lâu cũng được, khi nào cảm thấy khóc đủ thì thôi”.

Nói xong người mẹ dắt cậu vào một căn phòng trống rồi bảo: “Nơi con khóc đây, khi nào khóc xong hãy gõ cửa thông báo nhé”.
Chừng 3 phút sau, cậu đã mở cửa nói vọng ra: “Mẹ ơi, con khóc đủ rồi ạ”
- “Thế khóc đủ rồi à, giờ thì đi ra đây” - Người mẹ dịu dàng nói.

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức
Bố mẹ dù có bận đến mấy thì cũng đừng bao giờ la mắng, thậm chí nạt nộ với con, thay vào đó hãy nhẹ nhàng tìm hiểu tâm lí con trẻ. Ảnh: Pinterest

Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện như trên là: Không cần biết bản thân đang gặp chuyện gì nhưng cứ vô cớ trút giận lên người khác là thói xấu. Như trong câu chuyện trên, chỉ một hành động đơn giản của người mẹ đã giúp cậu bé hiểu ra một bài học lớn. Kể từ hôm đó, cậu không còn giở thói thao túng và trút giận lên người khác nữa.

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức
Con trẻ cũng có những tâm tư đôi khi khó nói vì thế bố mẹ cần lắm sự quan tâm, dịu dàng chỉ bảo. Ảnh: Pinterest

Chuyện thứ 4

Cậu con trai của gia đình nọ vừa lên 7 tuổi và rất ham ăn. Một buổi tối muộn, sau khi tan học, cậu đi ngang qua cửa hàng thức ăn nhanh. Liếc mắt nhìn vào trong thấy những chiếc hamburger quá ngon lành, cậu dừng bước thèm thuồng nói với mẹ:
- “Mẹ ơi, hamburger kìa!”. 
- “Con có muốn ăn không?”
- mẹ cậu bảo.
= “Vâng, con rất muốn mẹ à!”

Người mẹ nói tiếp: “Này con trai, một người hễ muốn ăn gì đó là ăn liền ăn ngay thì gọi là "cẩu hùng" (gấu chó); còn người mà thèm ăn cái gì đó nhưng họ lại có thể kìm lòng lại không ăn thì gọi là anh hùng. Mẹ không biết con muốn làm cẩu hùng hay là anh hùng?”.
- “Dĩ nhiên con làm anh hùng rồi mẹ!” -
Cậu nhanh nhảu đáp.
- “Thế thì giờ anh hùng, khi muốn ăn hamburger sẽ thế nào đây nhở?"
- “Có thể không ăn ạ!” -
Cậu nói dứt khoát.
- “Giỏi lắm, anh hùng! Giờ chúng ta về nhà thôi”

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức
Môi trường gia đình có tác động rất lớn đến việc một đứa bé liệu có thành công trong tương lai hay không. Ảnh: sheknows

Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện như trên là: Sự cám dỗ luôn hấp dẫn khó lòng chối từ. Tuy nhiên, chúng ta phải giữ lòng kiên định thì chẳng có gì làm lung lay ý chí. Như câu chuyên trên, dù cậu bé thèm chảy nước miếng nhưng nhận ra được những gì nên và không nên, cậu đã chống lại được cám dỗ, cuối cùng theo mẹ về nhà.

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc: tương lai thành người tài đức
Nếu nuông chiều, dễ dãi với con quá thì không đúng nhưng nếu khắt khe quá cũng không ổn. Ảnh: Dailymail

>> Xem thêm: Lười thúc giục, lười kèm con học thực ra là cách giúp trẻ thông minh và thành công hơn

7 nguyên tắc nuôi dạy con đặc biệt của các ngôi sao nổi tiếng

Quả thật, từ xưa đến nay, việc nuôi dạy con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng với nhiều người. Nhưng dù con trẻ có sai thế nào thì cha mẹ cũng cần nhớ rằng, những lời quát mắng, đòn roi chẳng những gây ra đau đớn, tổn thương cho trẻ mà đôi khi còn không bao giờ có thể chữa lành. Vì thế dù trẻ mắc lỗi gì, trước tiên, cha mẹ cần phải tìm lý do từ chính mình, xem mình đã uốn nắn con phù hợp chưa. Còn bạn, nếu có ý khác trong việc giáo dục con cái hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé!

Cùng xem thêm các thông tin thú vị khác trên Bestie.vn

9 PHÚT QUAN TRỌNG NHẤT TRONG MỘT NGÀY CỦA MỌI ĐỨA TRẺ MÀ CHA MẸ NÀO CŨNG CẦN NÊN BIẾT

Không ít các bậc làm cha mẹ thường phàn nàn rằng họ không có đủ thời gian để gần gũi với con cái. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, không cần dành quá nhiều thời gian, chỉ cần bỏ ra 9 phút mỗi ngày, các bậc làm cha mẹ vẫn có thể khiến trẻ luôn hạnh phúc. Đó là những khoảng thời gian quan trọng như sau:

- 3 phút đầu tiên trong ngày: thay vì cằn nhằn, gào thét vào mỗi sáng (3 phút đầu tiên trong ngày) khi trẻ thức dậy, cha mẹ có thể cù vào nách, thơm vào má, vuốt tóc con, rúc vào người con hay nói những câu tràn đầy yêu thương dành cho con.
- 3 phút khi đi học về: 3 phút khi đi học về rất có giá trị với một đứa trẻ bởi khi ấy chúng sẽ học được cách biết chia sẻ và kết nối với cha mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ không cảm thấy lạc lõng vì không được bố mẹ quan tâm.
- 3 phút trước khi ngủ: 3 phút cuối cùng trong ngày là lúc trẻ thường nhớ lại những điều đã diễn ra trước khi ngủ và cha mẹ cũng không nên bỏ qua khoảng thời gian quý giá này.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Siêu mẫu Thu Hằng tiết lộ mẫu bạn trai lý tưởng
Scroll to top