Tình hình dịch Covid-19 cho đến hiện tại vẫn diễn biến phức tạp và khó lường. Số ca nhiễm tại nhiều tỉnh, thành phố vẫn đang tăng chóng mặt. Dù không quá nguy hiểm như giai đoạn chưa tiêm vắc xin nhưng SARS-CoV-2 trên thực tế vẫn tác động đến toàn bộ đường hô hấp. Trong đó, phổi sẽ là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả.

>> Xem thêm: F0 nhẹ tự khỏi nhưng sau đó hay bị uể oải: Nên điều chỉnh tâm trạng

Vậy cho nên, việc áp dụng kịp thời các bài tập để phục hồi chức năng phổi hậu Covid-19 là cực kỳ cần thiết. 4 kiểu thở sắp kể đến sau đây chính là lựa chọn không thể phù hợp hơn được nữa.
Bài tập 1: Thở bụng
Với bài tập này, bạn giữ tư thế thẳng lưng, vai thả lỏng. Cần chú ý vị trí đặt tay, 1 tay trên rốn và 1 tay trên ngực. Thực hiện hít vào bằng mũi khoảng 2 giây, chú ý đẩy hơi vào bụng trong quá trình thực hiện. Cuối cùng, thở ra bằng miệng một cách chậm rãi, cố gắng dùng cơ bụng để đẩy hết không khí ra ngoài.

Bài tập 2: Thở mím môi
Thở theo cách này, phổi của bạn sẽ thêm phần thông thoáng, lượng oxy cũng sẽ nhiều hơn. Đầu tiên, hãy ngồi với tư thế thoải mái, thẳng lưng và tay đặt lên đùi. Tiếp đến, bạn hít vào bằng mũi trong khoảng 2 giây, cố gắng làm sao cho bụng chứa càng nhiều không khí thì càng tốt. Động tác cuối cùng và quan trọng nhất chính là mím môi, thở ra từ từ trong khoảng thời gian từ 4-6 giây.

Bài 3: Thở theo chu kì
Ngoài 2 kiểu thở bụng và thở mím môi đã kể đến ở trên, thở theo chu kì cũng là bài tập mà bạn nên cân nhắc. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể ngồi hoặc đứng tùy thích chỉ cần 2 tay đặt trên bụng. Tiếp đó, hãy hít thở sâu trong khoảng 3 giây, nín thở trong 4 giây và thở ra trong vòng 5 giây. Lưu ý, phải hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi thì mới đúng.

Bài 4: Thổi bóng
Thổi bóng cũng là một bài tập thở đơn giản nhưng cực kỳ hữu hiệu. trong việc đào thải khí cặn bên trong phổi. Trước tiên, bạn đưa bóng lên miệng, hít thật sâu để lấy hơi. Thực hiện thao tác thở hết không khí vào bóng để bóng phồng lên. Lưu ý, phải thở hết sức và thở trong một lần duy nhất.

Song song với việc thực hiện những bài tập "dễ ợt" kể trên thì chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố mà F0 âm tính cần phải lưu tâm. Thực phẩm tốt cho phổi như rau lá xanh, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, óc chó), ngũ cốc nguyên hạt và trái cây như táo, bưởi hay lê... cần được ưu tiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cần có liều lượng, tuyệt đối không lạm dụng.

>> Xem thêm: Những triệu chứng hậu Covid-19 cần đi khám: Rối loạn tâm lý, mất mùi

Những trường hợp đã khỏi bệnh nhưng nhận thấy phổi mình chưa ổn thì còn chần chờ gì nữa mà không "ghim" ngay những bài tập thở "dễ như ăn kẹo" đã kể đến bên trên. Chịu khó thực hiện một thời gian, tình hình chắc chắn sẽ dần cải thiện.
Xem thêm nhiều tin hot về đời sống trên Bestie nhé!
PHƯƠNG PHÁP XÔNG SẢ GỪNG ĐÚNG CÁCH CHO F1, F0 SỐNG CÙNG NHÀ
Khi trở thành F0, các triệu chứng bao gồm ho, nghẹt mũi hay khô họng... là khó tránh. Để giảm cảm giác khó chịu, phương pháp xông sả gừng trở thành lựa chọn hàng đầu, được nhiều người áp dụng. Nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách đâu.
Muốn có nồi xông "chuẩn không cần chỉnh", bạn trước hết phải chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm sả, gừng, chanh, bạc hà, húng quế, tỏi, lá bưởi, tía tô, tràm gió… Tùy vào điều kiện cụ thể để phối hợp từ hai hoặc nhiều loại dược liệu với nhau. Mỗi loại khoảng 200g - 400g là vừa đủ. Sau khi rửa sạch, thái hoặc cắt khúc thì cho "tất tần tật" chúng vào nồi, đổ ngập nước rồi đậy nắp đun sôi. Tiếp đến, dùng khăn sạch phủ vùng đầu và mặt để xông, hít thở sâu để hơi nước cùng tinh dầu đi vào mũi họng.