Việc mang tiền đổi lấy thứ mà mình "ưng bụng" lâu nay đã trở thành lẽ hiển nhiên. Thế nhưng, còn tồn tại một nơi chẳng cần đến tờ "giấy bạc của đời in ra", ai nấy vẫn có thể ăn uống no căng bụng. Địa điểm được đề cập không đâu khác chính là "chợ lá" tại "đất thánh" Tây Ninh.

>> Xem thêm: Vừa miễn phí vé tham quan hết năm, cáp treo lên núi Bà Đen đông nghịt
Người mới nghe sẽ khó mà tin nhưng trên thực tế, phiên chợ độc đáo này đã được tổ chức xuyên suốt 1 thập kỉ qua. Không chỉ người dân địa phương háo hức mong chờ mà khách du lịch trong và ngoài nước cũng canh chuẩn thời gian tìm tới. Theo thời gian, nó dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng, khó lòng nhầm lẫn miền đất Hòa Thành.

Năm 2021, vì tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp nên "chợ lá" chỉ đành vắng bóng. 2022 này, nó chính thức quay trở lại cực kỳ hoành tráng, chưa kể còn được tổ chức sớm hơn mọi lần vì tranh thủ dịp cuối tuần (12-13/02). Được biết, phiên chợ năm nay sẽ kéo dài đến hết rằm tháng Giêng, tức 15/02.

Ngày 13/02, nó được tổ chức tại cửa 8 chợ Long Hoa. Số lượng khách tham gia phải nói là "đông như kiến". Người nào người nấy đứng sát rạt nhau chờ tới lượt mình để mà mua. Dĩ nhiên, trên tay ai cũng không thể thiếu những chiếc lá cây xanh mơn mởn.

Sang đến ngày 14/02, phiên chợ lại diễn ra tại ngã 4 Trường Hòa, gần Cầu Giải Khố hướng cây xăng Đắc Thy đi vào khoảng tầm 100m. Dù địa điểm có thay đổi nhưng lượng người tìm đến vẫn không hề suy giảm chút nào.

Hằng hà những gánh đồ ăn từ bánh ít, mứt dừa, chè, xôi, trái cây, sữa đậu nành, khoai luộc, bắp cho đến cơm... sẽ được xếp thành một hàng dài. Bất cứ ai cầm lá trên tay thì đều mua được. Tuy nhiên, khách hàng chỉ có thể mua một lượng nhất định để tránh cảnh người tới sau không có mà mua. Chẳng cần biết món ăn có giá bao nhiêu, chỉ việc "trả" chiếc lá kèm theo lời chúc tốt lành là đã đủ.




>> Xem thêm: Vùng đất kỳ lạ trồng cây gì cũng phát triển khổng lồ: Cỏ cao hơn 2m
Trong khoảng thời gian từ 13h-15h ngày Rằm tháng Giêng (tức 15/02), một phiên chợ khác sẽ được tổ chức tại điện thờ Phật Mẫu Long Hải tọa lạc tại xã Trường Tây, Hòa Thành. Để đến được đây, bạn đi từ đường Trần Phú, rẽ vào hẻm 42, qua 3 ngã tư rồi nhìn sang tay trái là sẽ thấy. Công tác chuẩn bị cho tới thời điểm hiện tại đã đâu vào đó.


Đằng sau việc dùng lá cây thay thế cho tờ giấy bạc cũng ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa. Cụ thể, thông điệp mà người ta muốn gửi gắm chính là: Tiền suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện phục vụ cho cuộc sống, là vật chất phù du chẳng khác gì chiếc lá. Quan trọng ở chỗ mỗi người phải sống sao cho đúng với lương tâm, tuyệt đối đừng vì tiền mà đánh mất bản thân mình.

Vì "chợ lá" mỗi năm chỉ có một lần nên nếu bỏ lỡ, người ta sẽ phải đợi cho đến năm sau. Vì ai nấy đều tranh thủ đến nên cảnh đông đúc muốn tránh cũng không tránh được. Nếu có thể thu xếp thời gian, bạn hãy thử tìm tới đây vào ngày 15/02 để trải nghiệm "chợ lá" một lần cho biết.
Xem thêm những bài viết đời sống thú vị trên Bestie nhé!
CHỢ NÉM CÀ CHUA Ở THANH HÓA: KHÔNG ĐỘC KHÔNG LẤY TIỀN
Không chỉ mình "đất thánh" Tây Ninh mà nhiều tỉnh thành khác tại nước ra cũng tồn tại những phiên chợ nghe tên thôi là đã thấy tò mò. Tiêu biểu trong đó phải kể đến phiên chợ "choảng nhau" bằng cách ném cà chua ở Thanh Hóa. Mục đích của việc làm này không gì khác ngoài cầu bình an và may mắn cho bản thân người ném và cho cả gia đình.
Khác với "chợ lá", nó có tên gọi cụ thể là chợ Chuộng. Phiên chợ này mỗi năm cũng chỉ diễn ra có đúng một lần vào hôm mùng 06 Tết. Địa điểm tổ chức cụ thể là ở xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn. Tại đây, ai bị ném càng nhiều cà chua thì vận may càng lớn.