Đến hẹn lại lên, năm nào vào đúng ngày này mọi người lại hồ hởi ra sông thả cá chép. Tục thả cá không nhất thiết là nhiều hay ít, cá to hay nhỏ mà quan trọng tấm lòng của mỗi người. Tuy nhiên, từ đây cũng để lại không ít câu chuyện đáng suy ngẫm, dễ thấy nhất chính là quẳng luôn bao nilon lẫn cá xuống hồ.

>>> Bạn xem chưa: Ảnh chế ngày Tết, ai xem cũng gật gù khen chính xác
Mỗi lần thả thường có 3 con tượng trưng cho 3 ông bà Táo nhưng có những người lại thiếu ý thức bảo vệ môi trường khi hời hợt vứt luôn cả cá còn trong bịch nhựa xuống sông. Để rác trôi lềnh bềnh với hình ảnh vô cùng xấu xí, mà cá cũng bị mắc kẹt, khiến chúng chết ngạt. Không chỉ vậy còn ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật khác trên sông hồ.


Theo như đúng tục lệ thì cá nên được đặt trong lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước và trong lòng cầu nguyện. Tuy nhiên, có nhiều người quá lười, hay thậm chí là làm theo kiểu cho xong công chuyện, chỉ đứng thả cá từ thành cầu, đứng trên bờ rồi ném, đổ cá ào ạt xuống sông hồ, mặc những chú cá ra sao sau cú “santo” nhiều vòng từ trên cao như vậy.


Hay như một tình huống có lẽ là hy hữu ở Hạ Long, trong khi mọi người chọn vùng nước ngọt để thả cá chép, thì một vài người lại chọn một nơi cảnh đẹp, nước trong để thả xuống ngay khu vực… nước mặn. Hành động này bị nhiều người lên án gay gắt bởi sự thiếu hiểu biết về kiến thức căn bản, làm hại đến cá.


Vì nhu cầu mua cá những ngày này tăng cao, nên những người làm ăn kinh doanh đã tranh thủ chực chờ bên cạnh những bờ sông. Chỉ cần thấy ai đó thả cá là “vít” xuồng đến vớt lên ngay, hay có những người mang sẵn những chiếc vợt dài 4-5 mét, chỉ cần đợi đúng thời điểm là ra tay vợt lẹ những em cá để đem bán lại kiếm lời. Thực tế này cho thấy, chỉ vì lợi nhuận, con người sẽ bỏ qua phong tục truyền thống lâu đời vốn rất đẹp chỉ để nghĩ đến lợi ích kinh doanh của riêng mình.


>>> Xem thêm: Kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo
Còn có những người đi thả cá thả luôn bát hương, nhang… xuống dưới sông, dù đã được nhắc nhở, hướng dẫn nhưng họ vẫn bỏ ngoài tai, và cứ “việc tôi tôi làm” gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan thiên nhiên. Điều này đã khiến những người chứng kiến không thôi cảm thán, thế này thì “thần nào độ nổi đây”.

Mỗi năm cứ đến dịp thả cá chép về trời là bao nhiêu chuyện bi hài đáng để lôi ra bàn luận. Thả cá chép là phong tục truyền thống nhưng những hành động vô tư, vô ý thức lại gây tổn hại đến môi trường mà người hứng chịu hậu quả cũng chính là chúng ta.
Xem thêm những thông tin hấp dẫn khác về đời sống trên Bestie.vn nha!
NHỮNG BÀI VĂN KHẤN CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO NGÀY 23 THÁNG CHẠP
Trong ngày tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ngoài chuẩn bị trái cây, hoa quả, cá chép, giấy cúng kiến, chúng ta còn phải có những bài văn khấn để làm lễ tiễn đưa ông đi đường thuận lợi, cũng như mang theo niềm hy vọng cầu mong của gia chủ gửi gắm đến các ông về báo cho thiên đình.
Văn khấn không dài, không khó đọc nhưng phải thực hiện nghiêm túc thành tâm, người xưa có câu có thờ có thiêng, có kiêng có lành, thế nên mọi người hết lòng thì sẽ nhận được những hồi đáp xứng đáng.