Lễ tưởng niệm những cuộc đời nằm xuống phần nào giúp giải tỏa được tâm lý nặng trĩu vì trải qua quá nhiều mất mát chỉ trong nửa năm qua. Đây cũng là dịp để những nạn nhân Covid-19 có được một lễ tang theo đúng theo phong tục, bởi trước đó có nhiều lễ tang không được vẹn tròn.


>> Xem thêm: Những điều cần biết về tiêm mũi 2 vắc xin: Được trộn Moderna và Pfizer
Hiện tại, Sài Gòn - tâm dịch Covid-19 đang dần hồi phục dù mang chằng chịt vết sẹo. Đau thương là vậy nhưng phải chính người trong cuộc, người có người thân ra đi vì Covid-19 mới thấm thía được hết sự mất mát, nỗi đau không thể nào xóa nhòa. Nhiều người đau đớn khi chỉ biết đứng nhìn người thân, bạn bè, những người xung quanh mình lần lược ra đi, lo lắng khôn nguôi khi nhận được cuộc gọi từ bệnh viện và rơi nước mắt khi nhận lại tro cốt người thân.


Trong cuộc chiến ấy, đâu chỉ bệnh nhân mới xót xa nhất, đó còn là những sự hy sinh thầm lặng của các cán bộ chiến sĩ đã phải rời xa gia đình hàng mấy tháng trời đằng đẵng, khi trở về chỉ dám đứng từ xa nhìn vào nhà mà rơi nước mắt. Đó là những y tá, nữ bác sĩ bỏ con thơ ở nhà để đi chống dịch với bầu sữa căng cứng. Trong số những con người ở tuyến đầu ấy đã mãi ra đi, không trở về vì Covid-19.

Cách đây không lâu, phóng sự "Ngày con chào đời" của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cũng lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Đó là những câu chuyện, những mảnh đời của các sản phụ không may mắc Covid-19, người may mắn mẹ tròn con vuông nhưng người thì mãi mãi ra đi khi chưa nghe được tiếng con khóc, được cho con ti những giọt sữa đầu tiên. Thế nhưng, dù có mất mát, đau buồn đến đâu, sự chào đời của các bé như là mầm sống, là tương lai xán lạn, là hy vọng vào ngày mai mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Đại dịch Covid-19 đã cướp đi quá nhiều thứ, gây ra bao nỗi mất mát đau thương. Nhìn cảnh người người nằm viện, khó thở, hấp hối, mới thấy được sự khốc liệt của dịch bệnh. Tuy nhiên, đó cũng là một hồi chuông cảnh báo để chúng ta không chủ quan, những ai may mắn được sống hôm nay hãy có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng.


>> Xem thêm: Điều cần biết về mũi 2 vắc xin: Đối tượng nào sắp được tiêm ở TP.HCM
Xem qua những bài báo, những thước phim không thể nào ngừng rơi nước mắt trước những bệnh nhân khi đấu tranh giành lại sự sống từ dịch Covid-19. Những người may mắn an toàn trong cơn đại dịch chỉ có thể biết nguyện cầu cho những người đã mất yên nghỉ, bình an nơi chốn xa, còn bản thân mỗi người thì không nên chủ quan, thực hiện tốt 5k và vững vàng hơn trong cuộc sống.
19/11/2021, mọi người dành ra một ngày đặc biệt để tưởng nhớ đến những người không may nằm xuống và cũng nhắc nhớ bản thân sức khỏe là vốn quý, khoảnh khắc đoàn tụ gia đình là điều đáng trân quý và ý nghĩa nhất.
Xem thêm nhiều tin hot đời sống trên Bestie!
Đã tiêm vắc xin mũi 1, mũi 2 vẫn mắc như thường: Đừng có lơ là
Chia sẻ trên báo Công an nhân dân, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh - Nguyễn Văn Vĩnh Châu cũng khẳng định 2 mũi vắc xin không phải là tấm lá chắn an toàn trước Covid-19, “Vắc xin giúp giảm mức độ nặng của bệnh chứ không phải 100% không mắc bệnh. Vì vậy, dù đã tiêm vaccine, mọi người vẫn nên thực hiện nghiêm quy định 5K và giãn cách để tránh tình trạng lây nhiễm”.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, để bảo vệ bản thân, cách tốt nhất chúng ta cũng nên thực hiện 5K của Bộ Y tế, gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.