Thông tin từ Dân Trí, nam thanh niên tiêm trộn hai loại vắc xin đó là T.C ở TP. Thủ Đức. Vào 3/10, anh đã tiêm vắc xin Vero Cell tại điểm tiêm trường THPT Nguyễn Huệ (phường Long Thạnh Mỹ) sau đó phát hiện mũi một mình đã tiêm vắc xin AstraZeneca. Sau khi báo sự việc cho nhân viên y tế thì được trấn an "không sao đâu".
Đại diện đơn vị hỗ trợ tiêm chủng đã có dán bảng thông báo rõ ràng loại vaccine được tiêm trong ngày có thể người dân không để ý. Hiện tại anh C. được theo dõi sức khỏe sát sao.


>> Đừng bỏ lỡ: Đã tiêm vắc xin mũi 1, mũi 2 vẫn mắc như thường: Đừng có lơ là
Trước trường hợp này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã có những chia sẻ với Dân Trí. Ông cho biết việc tiêm nhầm lẫn như vậy sẽ làm người dân hoang mang, lo lắng nhưng thực chất không có ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng.

Dẫn chứng cho điều mình nói, bác sĩ Khanh cho biết, Campuchia cũng đã tiêm trộn như thế. Ban đầu Campuchia tiến hành tiêm cho người dân 2 mũi vắc xin Vero Cell, khi biến chủng delta bùng phát và lây lan mạnh nên đã tiêm nhắc mũi 3 là vắc xin AstraZeneca cho người dân.


Bác sĩ Khanh cho biết "dù có tiêm trộn theo kiểu ngược lại (mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 Vero Cell) thì kết quả cũng như nhau, không vấn đề gì. "Nếu cần thiết, cảm thấy lo và có khả năng, 28 ngày sau khi tiêm trộn mũi 2 như trên có thể tiêm thêm một mũi vaccine AstraZeneca".
Việc tiêm nhắc mũi 3 bằng AstraZeneca cho nam thanh niên trên đây theo bác sĩ Khanh là để tạo miễn dịch như mong muốn. Vì khi tiêm mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 Vero Cell thì khả năng miễn dịch không tốt bằng.

Bác sĩ Khanh cho biết, mục tiêu của Việt Nam ở thời điểm hiện tại là "phủ" 2 mũi vắc xin cho người dân càng sớm càng tốt để tạo miễn dịch cộng đồng. Vì thế trong trường hợp nếu nguồn cung vắc xin không đủ thì có thể cân nhắc tiêm trộn mũi một AstraZeneca và mũi 2 Vero Cell sau đó, tình hình ổn định sẽ tiêm nhắc mũi AstraZeneca cho người dân.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về tiêm mũi 2 vắc xin: Được trộn Moderna và Pfizer
Việc tiêm nhầm vắc xin giữa mũi 1 và mũi 2 hay tiêm 2 mũi liên tiếp đã xảy ra ở mốt số điểm tiêm. Vì thế, để đảm bảo thực hiện đúng khuyến cáo của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin, người dân cần chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tiêm hoặc trực tiếp hỏi nhân viên y tế để tránh những trường hợp tương tự như thế này xảy ra.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
Hy hữu: Tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca... cách nhau 10 phút
Trước đó Người Lao Động có đưa tin một giáo viên ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca... cách nhau 10 phút. Sau khi được tiêm mũi 1, cô giáo này không ngồi theo dõi 30 phút như quy định mà sang bàn tiếp theo để tiêm mũi 2. Tiêm xong, bác sĩ mở tờ giấy ra để đóng dấu thì phát hiện cô này vừa tiêm trước đó.
Ngay lập tức cô giáo này được đưa sang phòng bên cạnh để theo dõi sức khỏe. 30 phút sau vẫn không có dấu hiệu gì bất thường nên được cử người đưa về nhà. Được biết, hiện tại sức khỏe của cô vẫn ổn định.