Ở nước ta, ngày Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Bên cạnh Tết Nguyên Đán thì ngày này cũng được xem như một ngày Tết khá quan trọng đối với nhiều gia đình Việt. Vậy nên, theo quan niệm dân gian, vào ngày này, nhiều người thường làm những việc như sau để cầu mong mang lại may mắn cho gia đình mình.

>> Đừng bỏ lỡ: Những món phải có trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ để gia đình may mắn, sung túc cả năm
Cúng gia tiên
Cũng như những ngày lễ Tết quan trọng khác trong năm, dịp Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình Việt vẫn thường bày biện lễ vật dâng lên cúng gia tiên để cầu mong mọi việc suôn sẻ, gia đình may mắn, ấm êm. Với nhiều người, mâm lễ cúng gia tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ thường không thể thiếu hương hoa, vàng mã, nước, rượu nếp cùng các loại hoa quả và bánh tro, chè hạt sen...

Dân gian quan niệm, gia chủ nên cúng gia tiên trong Tết Đoan Ngọ vào giờ chính Ngọ (nghĩa là 12 giờ trưa). Tuy nhiên, nếu không thuận lợi về thời gian thì các gia đình có thể cúng vào khoảng thời gian từ 7 - 9 giờ sáng. Đây cũng được dân gian xem là hai khung giờ hoàng đạo, thích hợp để tiến hành những nghi lễ cúng bái gia tiên.
Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
Người xưa quan niệm, trong cơ thể, nhất là cơ quan tiêu hóa thường có "sâu bọ" ẩn sống, nếu không diệt trừ thì chúng sẽ ngày càng sinh sôi nảy nở và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Đặc biệt, dân gian quan niệm, lũ sâu bọ ấy chỉ xuất hiện vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nên phải thực hiện nghi thức giết sâu bọ vào ngày này.


Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, nhiều người thường ăn hoa quả, rượu nếp để "giết sâu bọ". Theo đó, người miền Bắc thường thực hiện nghi thức giết sâu bọ vào sáng sớm ngay khi thức dậy bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả...
Treo cành xương rồng hoặc một nắm lá cây ngải cứu lên cửa
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 5 tháng 5 - Tết Đoan Ngọ cũng là thời gian dương khí vượng nhất. Vậy nên, để gia đình đón được nhiều vượng khí nhất thì nhiều người thường có phong tục treo một nhánh xương rồng hoặc một nắm lá cây ngải cứu trên cửa chính.

Bởi nhiều người quan niệm, hai loài cây này có tác dụng loại bỏ tà khí, trừ tà, "ngăn cản" không cho những điều xấu xa vào nhà. Bên cạnh treo các loài cây này trước cửa chính thì trong ngày này, nhiều người còn tranh thử sửa sang và quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ để đón vận may vào nhà.
>> Bạn xem chưa: Tại sao Tết Đoan Ngọ nhất định không thể thiếu cơm rượu và bánh ú tro?
Tắm nước thảo mộc
Cũng giống với tục tắm nước lá mùi trong chiều 30 Tết Nguyên Đán, phong tục tắm nước thảo mộc trong ngày Tết Đoan Ngọ được dân gian quan niệm như là việc làm giúp xua đi tà khí, giúp tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh hơn.

Vậy nên, với nhiều gia đình Việt, trong ngày này họ thường sử dụng những cây cỏ thiên nhiên có hương thơm nấu làm nước tắm. Thường, các loại cây có thể dùng để đun nước tắm trong ngày Tết Đoan Ngọ là bông mã đề, lá mùi già và hương nhu…
Phóng sinh
Ngày Tết Đoan Ngọ cũng là lúc chúng ta nên làm những việc thiện, cụ thể là phóng sinh. Việc làm này vừa để giúp tích đức cho gia đình mình vừa được xem như hành động "quảng kết thiện duyên".

Trong ngày này, chúng ta có thể phóng sinh chim, cá... Dân gian quan niệm, phóng sinh không những giúp tu nhân tích đức mà còn là phương pháp giúp mọi người nhanh chóng loại bỏ ưu buồn và đau khổ trong cuộc sống.
>> Xem thêm: 5 loại hoa đặt lên bàn thờ Tết Đoan Ngọ mang đến may mắn, bình an
Không đến những nơi có nhiều âm khí
Ngoài những việc nên làm như trên thì dân gian còn quan niệm rằng, trong ngày Tết Đoan Ngọ thì không nên đến những nơi có nhiều âm khí bởi điều ấy không tốt.

Trong ngày này, tốt nhất là không nên tới những nơi như nghĩa trang, ao hồ; những nơi tối tăm, vắng vẻ. Dân gian quan niệm, không nên đến những nơi ấy để tránh bị âm khí ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và tinh thần.
Dù cuộc sống hiện đại ngày nay, thói quen, nếp sống của người dân đã có những thay đổi để phù hợp với thời đại, nhưng tuỳ vào truyền thống của từng vùng trên đất nước ta, tập tục cúng Tết Đoan Ngọ vẫn còn được giữ gìn. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là một dịp quan trọng vừa để gia đình sum họp vừa để con cháu bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Cùng theo dõi những bài viết trên Bestie nhé!
TẠI SAO TẾT ĐOAN NGỌ NHẤT ĐỊNH KHÔNG THỂ THIẾU CƠM RƯỢU VÀ BÁNH Ú TRO?
Dù cuộc sống hiện đại ngày nay việc cúng kính cũng đơn giản hơn rất nhiều nhưng trong ngày Tết Đoan Ngọ tì nhiều gia đình vẫn giữ những món truyền thống như: thịt vịt, hoa quả mận, vải… Đặc biệt, không thể thiếu 2 món là cơm rượu và bánh ú tro. Vì sao lại thế?
Nguyên nhân là vì khi ăn cơm rượu thì vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu có thể loại bỏ kí sinh trùng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng. Còn đối với bánh ú tro có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, trung hòa chất độc tích lại nhằm bảo vệ sức khỏe...
>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.