Theo thông tin trên New York Times, qua nghiên cứu và khảo sát, các chuyên gia thuộc lĩnh vực tình yêu, hôn nhân và gia đình đã nhận thấy rằng, khi bước vào cuộc sống hôn nhân thì giữa hai vợ chồng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề mâu thuẫn. Thế nên, để duy trì cuộc sống gia đình hạnh phúc thì trước khi kết hôn, hai người cần trả lời thật thẳng thắn những vấn đề này.

>> Đừng bỏ lỡ: 5 vấn đề sau khi sinh con vợ chồng nên biết để gia đình không mâu thuẫn
Cha mẹ hai bên
Với văn hóa của người Việt Nam chúng ta thì kết hôn cũng đồng nghĩa với sự kết nối giữa của hai gia đình và hai người sẽ có thêm cha và mẹ (cha chồng mẹ chồng, cha vợ mẹ vợ). Thế nên, chuyện cha mẹ hai bên là vấn đề rất quan trọng mà hai người cần phải giải quyết và làm rõ, ví như, sau khi kết hôn thì có phải sống chung với cha mẹ chồng/cha mẹ vợ hay không?
Nếu hai vợ chồng không làm rõ vấn đề này, sau khi về chung một nhà có thể sẽ xảy ra rất nhiều tình huống mâu thuẫn liên quan đến chuyện "mẹ chồng nàng dâu", xung đột xảy ra giữa "chị chồng em dâu"... Vậy nên, trước khi kết hôn, cả hai người cần phải nói thật rõ với nhau vấn đề này, bởi nếu không quan tâm đến chuyện này, cuộc sống hôn nhân trong tương lai rất dễ rơi vào ngõ cụt không lối thoát và khiến cả hai rất mệt mỏi.

Việc làm
Không như lúc mới yêu, sau khi kết hôn, đặc biệt là sau khi sinh con thì cuộc sống gia đình sẽ phát sinh thêm rất nhiều chi phí. Lúc ấy, nếu cả hai không giải quyết khéo léo sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột vợ chồng. Vậy nên, chuyện việc làm và thu nhập là vấn đề mà hai người cũng cần "thảo luận" với nhau trước khi về sống chung một nhà. Ví như, sau khi kết hôn và sinh con, ai là người kiếm tiền chính và ai sẽ là người lo cho con cái... Vì phải chăm sóc con cái nên ai là người phải hy sinh một phần (hoặc toàn bộ sự nghiệp) của mình?...
Nếu không nói rõ với nhau về vấn đề này, sau khi kết hôn cuộc sống gia đình sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Thậm chí, khi ấy, nhiều chị em phụ nữ cho rằng mình phải hy sinh quá nhiều vì gia đình, vì con cái... từ đó rất dễ khiến hôn nhân trở thành địa ngục đối với họ. Nếu trước khi đến với nhau hai người làm rõ vấn đề này thì cuộc sống sau hôn nhân sẽ rất cân bằng, hạnh phúc.
>> Bạn xem chưa: 8 sai lầm vợ chồng thường mắc phải khi cãi nhau dễ khiến hôn nhân sứt mẻ
Tài chính
Như đã nói, vấn đề tài chính là chuyện khá quan trọng mà hai vợ chồng không nên bỏ qua trước khi đến với nhau. Hai người cần thảo luận rõ với nhau những vấn đề cụ thể như: ai là người nắm giữ "tay hòm chìa khóa" chính trong nhà; ai là người chịu trách nhiệm chính khi chi tiêu...?
Nhiều người thường nghĩ rằng, trước khi kết hôn mà nói chuyện tiền bạc thì hơi quá sớm và không cần thiết nhưng theo các chuyên gia, nói chuyện cởi mở với nhau về vấn đề tài chính trước khi tiến tới hôn nhân là điều hoàn toàn hợp lý và hai người nên làm như thế. "Hôn nhân tốt thì chủ động nhường nhịn, hôn nhân xấu thì đong đếm tính toán" - vậy nên công khai chuyện tiền bạc đôi khi còn như tiêu chí giúp đánh giá một người có phù hợp với mình để tiến tới hôn nhân hay không đấy!

Mua nhà
Tục ngữ có câu: "An cư lạc nghiệp", thế nên chuyện nhà cửa cũng là vấn đề rất quan trọng mà hai người phải trả lời thỏa đáng trước khi kết hôn. Theo đó, giữa hai vợ chồng cần phải trả lời những vấn đề cụ thể như: sau khi cưới thì mình sẽ sống ở đâu? Nếu định cư và làm việc ở thành phố thì có mua nổi nhà không? Nếu cùng dắt nhau về quê sống và làm việc thì vợ/chồng có đồng ý không?...
Sự thật thì có rất nhiều cặp đôi không tính đến vấn đề này trước khi kết hôn, để rồi sau đó giữa hai người xảy ra không ít bối rối, mâu thuẫn. Tất nhiên, không phải do vấn đề này mà tình yêu giữa cả hai không bền vững. Nhưng mấu chốt của vấn đề ấy là cả hai đã đạt được sự đồng thuận để giải quyết chuyện nhà ở sau khi kết hôn chưa; và kế hoạch thực hiện sẽ như thế nào? Đừng nghĩ rằng: "Một túp lều tranh hai quả tim vàng", chỉ cần hai người yêu nhau và thật lòng với nhau là đủ hạnh phúc nhé!
Con cái
Ngoài những vấn đề như trên thì con cái cũng là chuyện mà hai người nên thảo luận trước khi đến với nhau. Ngoài chuyện tài chính thì hai người sẽ cần trả lời những câu hỏi cụ thể như: anh/em muốn sinh bao nhiêu đứa con? Sau khi kết hôn thì khi nào có thể sinh con? Sau khi con chào đời thì có cần đến sự giúp đỡ của ông bà trong việc chăm sóc hay không? Quan điểm nuôi dạy con cái của chồng/vợ như thế nào?...
Thế đấy, không như lúc chưa có con, sau khi sinh con thì cuộc sống của hai vợ chồng chắc chắn sẽ có rất nhiều sự xáo trộn. Và nếu hai vợ chồng không bàn trước với nhau những vấn đề này, sau khi về chung một nhà, đặc biệt là sau khi vợ sinh con thì cuộc sống hôn nhân sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề mà đôi khi cả hai người sẽ không thể lường trước được.

Việc nhà
Chuyện phân chia công việc gia đình sau khi kết hôn cũng là vấn đề khá nhạy cảm mà hai người cần quan tâm trước khi quyết định đến với nhau. Thực tế, có không ít cặp đôi khi yêu nhau thì chàng luôn tự nguyện làm tất cả mọi việc cho nàng, nhưng đến khi kết hôn thì mọi chuyện đổi khác hoàn toàn, anh chồng chẳng bao giờ chịu "mó" tay và bất cứ việc gì trong nhà giúp vợ.
Thậm chí nhiều cặp đôi khi yêu nhau thì thề nguyện "sống chết cùng nhau" nhưng cuối cùng, sau khi kết hôn thì lại "đường ai nấy đi" bởi những chuyện vặt vãnh trong nhà: chồng không chịu giúp vợ rửa bát, nhặt rau... hoặc vợ chẳng chịu nấu cơm, quét nhà... Tuy vụn vặt và nhỏ nhặt là thế, nhưng việc nhà lại là vấn đề gắn bó với hai người hàng ngày trong cuộc sống gia đình, thế nên chuyện phân công lao động trong gia đình thế nào cũng cần được hai vợ chồng trả lời rõ ràng. Thậm chí, ngay cả khi thuê người giúp việc thì hai người cũng cần thảo luận xem chi phí ấy lấy từ đâu?
>> Xem thêm: 3 mốc thời gian nhạy cảm, vợ chồng dễ ly hôn: Cẩn thận sau 3 năm cưới
Sự chung thủy
Tất nhiên, sự chung thủy là vấn đề không thể thiếu của hôn nhân gia đình. Vậy nên, trước khi kết hôn, một trong hai người phải cực kỳ chú ý đến vấn đề này, và nếu cảm thấy đối phương chưa đủ phẩm chất và chưa thật sự thật lòng với mình, chưa sẵng sàng để bước vào cuộc sống mới thì phải cân nhắc kỹ.
Đừng nghĩ rằng, sau khi kết hôn thì mình sẽ "uốn nắn" lại anh ta/cô ta dần dần và mọi chuyện sẽ ổn; và cũng đừng cho rằng chỉ cần anh ta/cô ta chăm chỉ kiếm nhiều tiền về nuôi gia đình là được... bởi điều này rất nguy hiểm đối với cuộc sống hôn nhân của chính mình. Nếu anh ấy/cô ấy là một người đa tình thì tốt nhất không nên kết hôn với họ.
Yêu là một chuyện nhưng khi về sống chung dưới một mái nhà với nhau lại là chuyện rất khác, bởi khi ấy sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh cần hai người giải quyết. Thế nên, khi hai người chưa thực sự hiểu nhau, chưa trả lời thấu đáo những câu hỏi có liên quan đến cuộc sống hôn nhân gia đình như trên thì tốt hơn hết nên tạm thời dừng lại và chờ đến khi hai người có thể thấu hiểu nhau hơn nữa. Làm được như thế thì cuộc sống hôn nhân gia đình trong tương lai mới luôn ngập tràn trong niềm hạnh phúc ngọt ngào.
Xem thêm những thông tin hấp dẫn khác trên Bestie.vn nha!
6 CÂU NÓI BẤT LỢI CHO CHỒNG, VỢ KHÔN NGOAN SẼ KHÔNG BAO GIỜ HÉ RĂNG
Kết hôn là sự kiện đánh dấu tình yêu đã sang trang mới, thế nhưng làm thế nào để chung sống hòa thuận, ấm êm sau hôn nhân lại là điều chẳng hề dễ dàng. Tình yêu có thể dẫn lối đến hôn nhân, nhưng để duy trì nó thì cách cư xử, giao tiếp hằng ngày đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Nếu thắc mắc vì sao cuộc hôn nhân của mình ngày càng trở nên xa cách thì các cô vợ cần xem xét lại bản thân liệu có lỡ buông những lời khiến chồng tổn thương như thế này không nhé: “Sao anh không làm được gì ra hồn vậy!”; “Anh đi mà xem A, B, C kia kìa…”...
>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY