Trước tình hình đó, không chỉ người dân quốc gia này mà ngay cả những đối tượng đến sinh sống, làm việc tại đây cũng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cực cao, sự sống, cái chết chỉ cách nhau trong gang tất.
Mới đây, trên trang cá nhân, Đại sứ Việt Nam ở Ấn Độ đã chia sẻ về diễn biến phức tạp của đại dịch cũng như câu chuyện “giành” suất nhập viện điều trị cho một nam kỹ sư người Việt chẳng may mắc bệnh.

>> Xem thêm: Biến chủng Sars-Cov-2 mới ở Nam Phi nguy hiểm thế nào?
Kỹ sư Việt gian nan tìm giường bệnh
Đó là trường hợp của anh kỹ sư tên Nhân, người đảm đương trọng trách xây trụ sở cho mới cho ĐSQ. Sau 5 ngày liên tiếp sốt cao 39 độ mà chẳng hề thuyên giảm, súp đổ vào miệng vẫn nuốt không trôi, nồng độ oxy trong máu giảm mạnh, tình trạng của anh phải nói là vô cùng nguy kịch. Không thể “ngoảnh mặt làm ngơ”, ĐSQ bằng mọi cách liên hệ giúp đỡ, xin giường bệnh để Nhân được đưa vào điều trị.
Trải qua mấy giờ liền “ngồi ngoài đường chờ”, anh cuối cùng cũng được vào phòng và phải ngay lập tức dùng đến máy thở oxy. 24 tiếng đồng hồ trôi qua không nhận được bất kỳ tin tức nào, ông Châu đã có lời nhắn nhủ đầy xúc động: “Nhân ơi, với tư cách là một Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền, tôi ra lệnh cho em không được chết vì dự án của chúng ta vẫn còn dang dở... Nhân ơi, xin em đừng chết vì em còn rất trẻ và vợ con em đã gửi gắm em cho Đại sứ”.

“Chưa bao giờ lằn ranh giữa cái chết và sự sống lại mỏng manh đến thế”
Cũng trong bài đăng, vị Đại sứ đã chia sẻ về thực trạng đại dịch đang hoành hành tại Ấn. Đâu đâu cũng trở thành ổ dịch, chỗ nào cũng có bệnh nhân. Giường bệnh không còn, máy thở oxy cũng hết, lần lượt từng người cứ như vậy mà trút hơi thở cuối cùng. Ước tính, cứ 40 giây là lại có một bệnh nhân không qua khỏi. “Lúc tránh máy bay ném bom của Mỹ vào những năm 1970 cũng không cảm thấy lằn ranh giữa cái chết và sự sống lại mỏng manh đến thế”, ông Châu đau đớn trải lòng.

Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, Ấn Độ chính thức “vỡ trận”, bước vào cơn “đại hồng thuỷ”. Đường xá đẩy xe cứu thương, đến những lò hỏa táng hoạt động hết công suất cũng rơi vào tình trạng quá tải, phải lấy cành khô trên cây mà đốt.

>>Xem thêm: Cảnh tượng ám ảnh khiến không ai có thể chủ quan trước Covid-19
Theo số liệu thống kê, Ấn Độ đến nay ghi nhận 16,6 triệu ca mắc Covid-19. Trong đó, có 13,9 triệu người bình phục và hơn 190.000 người đã không qua khỏi – một con số cao kỷ lục. Nếu tình trạng “khủng hoảng oxy” vẫn không được giải quyết, những con số này chắc chắn sẽ không dừng lại.
Xem thêm các bài viết mới nhất tại Bestie nhé!
Nguyên nhân đẩy Ấn Độ đến “vực thẳm đại dịch”
Là đất nước sản xuất gần 60% lượng vắc-xin cho thế giới nhưng Ấn Độ phải đối mặt với nguy cơ “đầu hàng” trong trận chiến chống dịch lần này, trở thành quốc gia có cả nhiễm mới nhiều thứ 2 và số ca không qua khỏi đứng thứ 4 trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia, ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vỡ trận” này bao gồm:
- Sự chủ quan, không có biện pháp chuẩn bị trước của chính phủ.
- Người dân nước này quá tự tin vào viễn cảnh miễn dịch cộng đồng.
- Sự xuất hiện của các biến thể với tốc độ phát triển và lây lan cực kỳ nhanh chóng cũng đẩy số ca nhiễm lên cao.