04/29/2021 14:12

Chỉ nhờ review đồ ăn, Food blogger từ vô danh thành triệu phú đô la

Thanh Xuân - Theo thethaovanhoa.vn Thanh Xuân

Có thể nói quyết định dấn thân vào lĩnh vực review đồ ăn sau 7 năm làm nhân viên văn phòng là một hướng rẽ cực kỳ đúng đắn của nam thanh niên này, bởi nhờ vậy mà từ một người vô danh anh đã trở thành triệu phú đô la.

Chàng triệu phú trẻ tuổi được nhắc đến ở trên chính là Mike Chen (người Mỹ gốc Trung), sau 7 năm làm việc văn phòng, anh quyết định dấn thân vào lĩnh vực review ẩm thực và bất ngờ thành công ngoài mong đợi.

Chỉ nhờ review đồ ăn, Food blogger từ vô danh thành triệu phú đô la
Theo tính toán, chỉ trong vòng 7 năm gần đây, đội ngũ review ẩm thực xuất hiện nhiều "như nấm sau mưa". Nguồn ảnh: Lohaco

>> Bạn có biết: Cô gái độc thân lương 6 triệu đồng, chi tiêu mua sắm vẫn còn dư 3 triệu đồng

Trở thành triệu phú với nghề review ẩm thực

Chia sẻ về quyết định rẽ sang nghề review ẩm thực khi đang ổn định với công việc văn phòng, trong một bài trả lời phỏng vấn CNBC vào năm 2019, Mike Chen tiết lộ: "Tôi muốn thử sức làm food blogger vì đam mê thưởng thức và trải nghiệm món ngon. Tôi luôn nghĩ, thông qua ẩm thực chính là cách tốt nhất để khám phá một nền văn hóa mới. Mỗi món ăn đều chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa và cả đời sống người dân bản xứ”.

Chỉ nhờ review đồ ăn, Food blogger từ vô danh thành triệu phú đô la
Mike Chen - từ người vô danh trở thành triệu phú đô la nhờ review đồ ăn. Nguồn ảnh: Kitsby

Thế rồi, chỉ từ những video review ẩm thực tung lên mạng xã hội, theo Net Worth Spot, hiện nay, anh đã sở hữu giá trị tài sản ròng ước tính lên đến 3,89 triệu đô la. Cụ thể, tính đến tháng 4 năm 2021, kênh review ẩm thực mang tên Strictly Dumpling của Mike Chen đã trở thành một trong những kênh nổi tiếng chuyên review đồ ăn các nước trên thế giới (với hơn 3,71 triệu người theo dõi và khoảng 774,7 triệu lượt xem).

Cũng theo Net Worth Spot: "Mỗi ngày Mike Chen có thể thu về túi mình một khoản thu nhập lên đến 3.500 đô la nhờ việc sáng tạo những nội dung có liên quan tới ẩm thực".

>> Xem ngay: Lương 6 triệu xài điện thoại xịn, người trẻ quen với lối sống nợ nần

Nhưng không dễ để thành công

Tuy review ẩm thực là nghề kiếm tiền khá dễ, nhưng theo các chuyên gia, để thành công như Mike Chen không phải là điều dễ dàng. Theo tính toán, chỉ trong vòng 7 năm gần đây, đội ngũ review ẩm thực xuất hiện nhiều "như nấm sau mưa", và tất nhiên những người này cũng mong muốn kiếm thật nhiều tiền từ việc chia sẻ những video nói về đam mê ăn uống lẫn giới thiệu ẩm thực trên khắp thế giới.

Có thể thấy, chỉ trong một thời gian ngắn, xu hướng review ẩm thực nhanh chóng lan rộng ra trên toàn thế giới. Và tất nhiên, theo sau đó là hoàng loạt kênh chia sẻ, đánh giá ẩm thực ra đời với nội dung khá đa dạng, phong phú và các kênh này cũng cạnh nhau rất gay gắt.

Chỉ nhờ review đồ ăn, Food blogger từ vô danh thành triệu phú đô la
Đừng nghĩ review ẩm thực là một nghề chỉ việc ăn và đưa ra nhận xét, đánh giá món ăn bởi thực tế đây là một công việc không đơn giản, thậm chí còn cực kỳ áp lực. Nguồn ảnh: Dienmayxanh

Khi "người người" đều đổ vào làm video review đồ ăn thì "thị phần" sẽ bị chia nhỏ ra, nhưng may mắn là các nhà hàng cũng sẽ quan tâm nhiều hơn tới hình thức quảng cáo mởi mẻ này và họ thường mời các reviewer tới ăn uống rồi đưa ra bình luận về món ăn đồng thời còn phải trả tiền để họ viết bài đánh giá. Thậm chí, theo ước tính, tùy vào mức độ nổi tiếng, đặc biệt là lượt tương tác trên mạng xã hội mà mỗi tháng những người làm nghề review ẩm thực (như Mike Chen) có thể bỏ túi từ 50.000 đến 100.000 đô la.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công và dễ kiếm tiền từ nghề "ăn thử lấy tiền thật" này. Nhiều người nghĩ review ẩm thực là một nghề rất đơn giản, chỉ việc ăn và đưa ra nhận xét, đánh giá món ăn nhưng thực tế đây là một công việc không đơn giản, thậm chí còn cực kỳ áp lực.

Theo thông tin trên Huffpost, một nữ review ẩm thực khá nổi tiếng chia sẻ: "Dường như nỗi lo thường trực đối với những người làm công việc này chính là việc hôm nay ăn gì, quay video ra sao, đăng bài vào thời điểm nào để tối ưu hóa lượt tương tác, từ đó có được nhiều lượt xem nhất có thể".

Chỉ nhờ review đồ ăn, Food blogger từ vô danh thành triệu phú đô la
Tuy dễ kiếm tiền từ các video chia sẻ và bình luận ẩm thực nhưng để kiếm được nhiều tiền từ nghề này thì là việc không hề dễ dàng. Nguồn ảnh: Digpu

Bên cạnh đó, khi "người người" đổ xô làm cùng một nghề thì sẽ đẩy mạnh thêm tính chất cạnh tranh, và vấn đề này ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Nichole Wolf, một review ẩm thực khá nổi tiếng chia sẻ: “Chính tôi đã từng tự hỏi rằng: "Vì sao hai kênh có lượng người theo dõi tương đương nhau mà đồng nghiệp có đến 1.000 lượt thích còn tôi chỉ dừng lại ở mức 500?" Những suy nghĩ kiểu như vậy cứ ám ảnh tôi mãi”. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, thị trường review đồ ăn đang có xu hướng “bão hòa”. Và do áp lực về lượt tương tác, yêu cầu từ các nhà hàng nên không ít reviewer đã "bán mình", chia sẻ sai sự thật về món ăn, hoặc giở "chiêu trò" để thu hút người xem và duy trì tên tuổi cho mình.

>> Xem ngay: Vợ trẻ tiêu 162 triệu/tháng: Chi mát tay, khoản nào cũng khủng

Nói về vấn đề này, đầu bếp Shambhu Sharan tiết lộ: "Những người reviewer đồ ăn mới "vào nghề" thường viết những đánh giá tốt về các món ăn ở những nhà hàng. Nhưng chỉ sau một vài tháng, họ sẽ ngỏ ý muốn chủ quán trả tiền hoặc hỗ trợ chi phí ăn uống. Và nếu hai bên không thể thống nhất, những người này sẽ đánh giá nhà hàng đó 'không ngon, dịch vụ kém""...

Tuy dễ kiếm tiền từ các video chia sẻ và bình luận ẩm thực nhưng để kiếm được nhiều tiền từ nghề này thì là việc không hề dễ dàng. Đừng nghĩ rằng, càng nhiều lượt xem thì chủ nhân kênh càng có nhiều tiền, bởi thực tế không đơn giản như vậy, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo và các tương tác khác. Và dù sự xuất hiện của nghề review ẩm thực có ảnh hưởng rất tích cực đế văn hoá ẩm thực các nước (như giới thiệu văn hóa ẩm thực các nước tới công chúng, giúp các nhà hàng được biết tới rộng rãi) nhưng bên cạnh đó các reviewer vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực khi chưa đưa ra đánh giá khách quan và chính xác về món ăn.

Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!

NHỮNG THÓI QUEN CHI TIÊU DỄ KHIẾN BẠN MÃI NGHÈO

Theo các chuyên gia tài chính, để nhanh có tiền thì phải đầu tư, làm giàu, đặt ra mục tiêu tiết kiệm đầu tư và đặc biệt là không phạm phải những thói quen chi tiêu kém thông minh dưới đây:

- Thường mua đồ lẻ tẻ, đụng đâu mua đấy: Thay vào đó nên mua với số lượng lớn để dùng dần, mua những thứ cần thiết và đặc biệt ít đi dạo siêu thị cũng là cách để tiết kiệm tiền.
- Không lên kế hoạch trước cho các kì nghỉ trong năm: Đi du lịch theo cảm hứng nên chưa chuẩn bị vé tàu xe, khách sạn, đi vào đợt cao điểm nên tốn khá nhiều tiền...

>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Siêu mẫu Thu Hằng tiết lộ mẫu bạn trai lý tưởng
Scroll to top