Một bé gái tên Tiểu Vân (12 tuổi) mới đây bị buồn nôn, đau bụng dai dẳng nên gia đình đã đưa đến bệnh viện khám. Sau nhiều ngày điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm, các bác sĩ đã chuyển em qua khoa phụ sản thì mới phát hiện ra tình trạng nguy hiểm của Tiểu Vân.

>> Xem thêm: 4 dấu hiệu bất thường trên mặt cảnh báo tử cung suy yếu
Bé gái mắc bệnh phụ khoa do thói quen sai lầm của mẹ
Tại khoa phụ sản, Tiểu Vân được làm các xét nghiệm và kiểm tra siêu âm B cùng chụp MRI. Kết quả cho thấy cô bé bị bệnh hydrosalpinx và viêm nhiễm vùng chậu.
Bố mẹ của bệnh nhân đều rất sốc khi nghe tin con gái bị mắc bệnh phụ khoa. Các bác sĩ cũng tỏ ra bất ngờ, tuy nhiên sau khi tìm hiểu kỹ thì được biết người mẹ vốn bị viêm âm đạo nhưng lại chủ quan không điều trị dứt điểm, cũng chẳng thăm khám định kỳ để ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong khi đó Tiểu Vân lại mặc chung đồ lót của mẹ.

Bác sĩ nhận định cô bé 12 tuổi đã bị nhiễm mầm bệnh từ quần lót, cộng thêm chu kỳ kinh nguyệt dài (7 - 10 ngày) và cách vệ sinh cá nhân không đảm bảo khiến cho vi khuẩn có cơ hội tấn công cơ thể.
Rốt cuộc để bệnh tình không diễn biến nặng hơn, bác sĩ quyết định cắt bỏ một bên ống dẫn trứng của Tiểu Vân. May mắn cô bé đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, nhưng ống dẫn trứng có vai trò quan trọng với phụ nữ nên chắc chắn việc điều trị lần này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của Tiểu Vân trong tương lai.
>> Đừng bỏ lỡ: Ăn dứa có làm "vùng tam giác" thơm tho, BS giải đáp làm chị em bất ngờ
4 lưu ý giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh phụ khoa
Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng cùng chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau nhằm bảo vệ con khỏi các nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

- Nên giặt riêng quần áo của con và bố mẹ.
- Các thành viên trong gia đình không dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo cá nhân.
- Lựa chọn quần áo thông thoáng cho trẻ, nhất là không mặc những loại quần quá chật, quá bí dễ khiến vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời tránh để trẻ mặc quần hở đáy, làm vùng kín tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
- Nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh thân thể và vùng kín sạch sẽ ngay từ khi còn nhỏ.
>> Xem thêm: Mang khối u buồng trứng mẹ trẻ vẫn quyết có bầu: sự đánh đổi nguy hiểm
Một điều quan trọng nữa là bố mẹ cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cả gia đình nhằm xác định sớm những vấn đề đáng lo ngại, từ đó có biện pháp can thiệp và khắc phục sớm chừng nào tốt chừng đó.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
4 PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM TRA PHỤ KHOA CHỊ EM NÊN ÁP DỤNG ĐỂ PHÒNG BỆNH
Ngoài việc thăm khám phụ khoa định kỳ, chị em cũng có thể tự kiểm tra sức khỏe sinh sản tại nhà bằng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết âm đạo hoặc các dấu hiệu bất thường tại vùng ngực.
Đối với kinh nguyệt. Bao gồm chu kỳ từ 20 - 35 ngày, thời gian hành kinh từ 3 - 7 ngày, màu máu đỏ thẫm và lỏng, lượng máu để thay băng khoảng 3 - 5 băng/ngày được xem là bình thường.
Đối với dịch tiết âm đạo. Phụ nữ khỏe mạnh có dịch tiết âm đạo ở trạng thái loãng, không mùi, không màu hoặc màu hơi vàng. Ngược lại, nếu dịch tiết có mùi hôi, kèm theo ngứa rát tại vùng kín, tiểu khó thì nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm là rất cao…
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!