Cụ thể, nếu con muốn bố mẹ chơi cùng, muốn bày tỏ suy nghĩ hoặc ngỏ ý muốn giúp người lớn làm việc gì đó thì bạn đừng vội nói “không”. Thay vì từ chối, bố mẹ hãy khuyến khích và cổ vũ khi con có những yêu cầu đơn giản nhằm tăng cường sự gắn kết giữa hai bên.

>> Xem thêm: 12 dấu hiệu cho thấy bạn đang nuôi dưỡng 1 đứa trẻ hư
Khi con muốn rủ bố mẹ chơi cùng
Sau một ngày mệt mỏi, bạn chỉ muốn nghỉ ngơi và thường phớt lờ việc chơi đùa với con cái. Tuy nhiên rồi một ngày nào đó con bạn sẽ không còn rủ bố mẹ chơi cùng nữa. Vậy nên hãy trân trọng từng khoảnh khắc vui đùa bên con lúc chúng còn bé, điều này đem lại rất nhiều lợi ích, nhất là giúp xây dựng tính cách hòa đồng sôi nổi của trẻ và thắt chặt tình cảm với bố mẹ.
Khi con cần sự giúp đỡ
Đôi lúc người lớn tỏ ra thiếu kiên nhẫn và khó chịu với những yêu cầu của con trẻ, hoặc lo lắng nếu việc gì cũng giúp con thì bé sẽ khó hình thành khả năng tự lập. Dù vậy thì bố mẹ cũng không nên thẳng thừng nói “không” với con, thay vào đó vẫn có nhiều cách nói khác để vừa khuyến khích trẻ, vừa không khiến trẻ nghĩ rằng việc nhờ người khác giúp đỡ là một điều phiền phức.

>> Đừng bỏ lỡ: Con cái bị người khác đem ra bàn tán, sao việt xử sự ra sao?
Sẵn sàng nằm cùng con vào đầu giờ ngủ
Khá nhiều đứa trẻ thích tâm sự với bố mẹ trước khi đi ngủ, vậy nên nếu con bạn tỏ ý muốn ngủ cùng bố mẹ thì hãy nhẹ nhàng nằm xuống cùng con. Có thể bạn cảm thấy hơi mệt và buồn ngủ nhưng hãy khoan, bởi sẽ rất đáng tiếc nếu bỏ lỡ cơ hội khi con muốn kết nối với bạn.
Đồng ý để con giúp đỡ mình
Vì muốn hoàn thành thật nhanh chóng và gọn gàng nên bố mẹ thường không thích để con trẻ tham gia dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn hoặc chăm sóc cây cảnh. Tuy nhiên bạn có thể lựa ra những công đoạn đơn giản để con được tham gia phụ giúp mình. Điều này vừa làm con vui vẻ, vừa là cách tuyệt vời để dạy trẻ các kỹ năng sống và có tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ.

>> Xem thêm: Mẹ giúp con "cai nghiện" điện thoại nhờ chiêu "tấm cám thời 4.0"
Khi con muốn trò chuyện với bố mẹ
Nếu con hỏi rằng con có thể nói chuyện với bố mẹ không thì câu trả lời lý tưởng nhất chính là “lúc nào cũng được, bố mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe con”. Ngược lại, khi người lớn tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến những câu chuyện con kể thì cũng đừng ngạc nhiên nếu sau này con chẳng bao giờ muốn tâm sự bất cứ điều gì với bố mẹ nữa.
Trẻ con nhạy cảm và dễ tổn thương hơn bạn nghĩ, vậy nên nếu cảm thấy dạo gần đây mình nói “không” với con hơi nhiều thì bạn hãy điều chỉnh lại để con không cảm thấy buồn và lạc lõng nhé.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
BỐ MẸ LÀM NGƠ KHI CON LÀM ỒN TRONG THANG MÁY: THƯƠNG CON THÀNH HẠI CON
Bên cạnh việc thường xuyên tương tác với con thì bố mẹ cũng cần để ý đến những hành vi chưa đúng của trẻ nhằm có sự uốn nắn kịp thời, ví dụ như khi trẻ làm ồn trong thang máy gây ảnh hưởng đến người khác chẳng hạn.
Trẻ nhỏ thường hiếu động và chúng chưa nhận thức được hành vi của mình là sai. Do đó bố mẹ khi bắt gặp cảnh con gây phiền hà cho mọi người thì nên yêu cầu con xin lỗi, đồng thời phân tích cho trẻ hiểu tại sao không nên làm ồn trong thang máy.
Ngược lại, nếu bố mẹ làm ngơ những tình huống như thế này sẽ chỉ khiến mọi người khó chịu hơn, nhất là đứa trẻ sẽ càng được nước làm tới và không biết tôn trọng người khác…
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!