Theo thông tin từ báo Lao Động, cụ ông L.V.S, 84 tuổi, ở tỉnh Bạc Liêu đã bị đột quỵ, bệnh nhân đang ngủ thì thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh. Sau khi quay trở lại giường thì ông S. đột ngột yếu nửa người bên phải, tinh thần lơ mơ.
Sau đó ông S. được gia đình phát hiện, mời nhân viên y tế đến để sơ cứu sau đó chuyển thẳng lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và nhập viện lúc 5h30 sáng.

>> Xem thêm: Chuyên gia chỉ ra 5 thói quen dễ gây đột quỵ, có cả thói quen ăn uống
10 phút can thiệp cứu sống cụ ông đột quỵ nặng của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
Sáng 1/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, đã tiếp nhận một bệnh nhân 84 tuổi bị đột quỵ, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, có tiền sử 20 năm hút thuốc lá, cao huyết áp. Và chỉ trong 10 phút, các bác sĩ của bệnh viện đã tái thông hoàn toàn động mạch bị tắc, hút ra được rất nhiều huyết khối.
Các bác sĩ cho biết, dựa theo kết quả chụp CT-Scan, não bệnh nhân bị tắc động mạch ở vị trí nguy hiểm nếu không can thiệp tái thông mạch máu kịp thời thì nguy cơ để lại di chứng rất nặng nề, bệnh có thể sống đời sống thực vật hoặc liệt tứ chi. Hiện tại, bệnh nhân đã qua được cơn nguy kịch nhưng vẫn đang tiếp tục điều trị tại khoa Đột quỵ.

>> Có thể bạn muốn xem: Những vị trí đau bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm, số 6 nhiều người trẻ đang mắc phải
Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu đột quỵ và thời gian vàng để cấp cứu nạn nhân
Theo TS.BS. Hà Tấn Đức - Trưởng khoa đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: "Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, thường không có dấu hiệu báo trước. Các triệu chứng gợi ý đột quỵ bao gồm đột ngột xuất hiện: Méo miệng, liệt hoặc yếu một bên người, nói khó hoặc không nói được".
Bác sĩ Đức cũng cho biết thời gian vàng để cấp cứu cho những ca đột quỵ là từ 0-6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ. Sau 6 tiếng, nếu không được tái thông các mạch lớn bị tắc trong não thì sẽ để lại di chứng nặng nề, nguy cơ không qua khỏi cao. Nói chung, đột quỵ thì cấp cứu càng sớm càng tốt.
>> Đừng bỏ lỡ: Những dấu hiệu cảnh báo tim của bạn đang có vấn đề, người trẻ tuổi càng nên lưu ý
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh, vì thế cần chủ động bảo vệ sức khỏe, không làm việc quá sức, tập luyện, ăn uống đầy đủ, ngoài ra nên thường xuyên khám sức khỏe định kì. Nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường cần lập tức gọi bác sĩ để được cấp cứu kịp thờ vì đột quỵ, có nguy cơ xuất hiện ở cả người già và người trẻ.
Cùng theo dõi những bài viết trên Bestie.vn nhé!
Những dấu hiệu cảnh báo tắc nghẽn động mạch, người trẻ càng cần chú ý
Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn tuổi mới bị tắc nghẽn động mạch. Thế nhưng vì lối sống thiếu khoa học, ăn uống thiếu lành mạnh nên hiện nay, nhiều người trẻ cũng có thể mắc phải căn bệnh rất nguy hiểm này. Và dưới đây là những dấu hiệu:
- Đau bắp chân, đùi hoặc hông: Khi bị đau cơ, chuột rút... chứng tỏ vị trí đó đã không nhận đủ lưu lượng máu sẽ xuất hiện cục máu đông và một số nơi bị tắc nghẽn động mạch.
- Chân, tay lạnh: Khi các động mạch bị thu hẹp hoặc nghẽn, khiến lưu lượng máu đến các chi giảm đã làm chân, tay bị lạnh.
- Mệt mỏi và chóng mặt: Vì lượng oxy giảm do lưu lượng máu kém, thường xảy ra nhiều ở phụ nữ.Xem chi tiết tại đây!