Tai hại hơn, WHO cảnh báo rằng, nhiều người trẻ có nguy cơ bị mất thính lực không thể phục hồi được do thói quen nghe nhạc với tai nghe trong thời gian quá dài và với âm lượng quá lớn.

>> Đừng bỏ lỡ: Dùng tai nghe theo kiểu này vừa mau vứt đi vừa làm tai "nghễnh ngãng"
Nghe nhạc to rất dễ gây mất thính giác vĩnh viễn
Khi chúng ta đeo phone nghe nhạc thì sóng âm thanh sẽ truyền đến tai và gây rung động mạnh màng nhĩ. Và những rung động ấy nhanh chóng được truyền đến ốc tai (ốc tai là một khoang ở trong tai, chứa đầy chất lỏng cùng hàng nghìn sợi lông nhỏ). Tùy vào cường độ âm thanh mà lớp lông trong buồng này sẽ rung động khác nhau, và tất nhiên, cường độ âm thanh càng lớn thì độ rung trên các sợi lông này càng mạnh.

Lâu dần, những rung động mạnh do nghe nhạc lớn gây ra sẽ khiến độ nhạy của các tế bào lông trong tai mất dần. Đây cũng là lí do giải thích vì sao sau khi nghe tiếng nổ lớn thì tai chúng ta thường có tình trạng bị mất thính lực tạm thời. Và nghe nhạc cũng vậy, nếu nghe trong thời gian ngắn thì việc mất thính giác tạm thời sẽ được phục hồi. Nhưng nếu các tế bào lông trong tai bị tổn thương do nghe nhạc quá lớn trong thời gian dài thì sẽ không thể phục hồi như cũ được. Và đây chính là nguyên nhân gây mất thính lực vĩnh viễn, không thể cải thiện được những tổn thương này.
WHO cảnh báo nguy cơ mất thính lực ở người trẻ
Nói về vấn đề này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "Hiện tại, có đến hơn 430 triệu người trên thế giới phải sống chung với tình trạng mất thính lực. Nhưng có một vấn đề đáng lo ngại hơn là con số này có thể tăng lên đến gần 700 triệu người vào năm 2050. Nguy hiểm hơn, nhiều nguyên nhân gây mất thính lực hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nhưng sau tất cả, vấn đề này vẫn cứ tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng".

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã từng đưa ra cảnh báo: "Để tránh bị mất thính lực, thậm chí điếc trong tương lai thì khi nghe nhạc bằng tai nghe chỉ cần mở âm lượng đủ nghe và đặc biệt là chỉ nên sử dụng trong 1 giờ".
Cũng theo WHO, việc giới trẻ quá lạm dụng tai nghe, đặc biệt là thường xuyên lui tới các nơi giải trí mở nhạc quá lớn như quán bar, vũ trường... càng dễ khiến nhiều người có nguy cơ bị mất thính lực. Và theo thống kê, những người trong độ tuổi từ 12 - 35 là những đối tượng có
nguy cơ bị mất thính lực cao nhất.
>> Bạn có biết: Bé có thể bị viêm tai giữa, thậm chí điếc nếu bạn cố ép con xì mũi
Những khuyến nghị từ WHO
Bên cạnh lời khuyên về việc hạn chế sử dụng tai nghe (chỉ nên dùng một giờ trong cả ngày) thì WHO còn khuyến cáo rằng khi nghe nhạc chỉ nên mở âm lượng vừa phải (âm lượng không quá 60 decibel).

Bên cạnh đó, các chuyên gia WHO cũng khuyên nên dùng tai phone chụp qua tai thay vì loại nhét hẳn vào tai bởi chúng an toàn hơn. Theo các chuyên gia, dùng tai nghe loại chụp tai sẽ giúp khoảng cách giữa loa và tai trong tăng lên, và khoảng cách này càng xa thì độ lớn và tác động của sóng âm thanh đến tai càng giảm.
>> Xem thêm: Tai nghe nhỏ, hậu quả to: Sử dụng quá 2 giờ mỗi ngày có thể gây điếc
Ngoài ra, nếu không nghe nhạc nhưng những ai phải làm việc trong môi trường máy móc quá ồn ào thì cũng nên dùng tai nghe khử tiếng ồn để giúp loại bỏ âm thanh bên ngoài, tránh gây ảnh hưởng xấu đến tai.
Có thể nói, tổn thương thính giác sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mọi mặt trong cuộc sống hàng ngày. Thế nên, để bảo vệ thính giác của mình, chúng ta cần tuân thủ các khuyến cáo như trên đồng thời có phương pháp chăm sóc cho đôi tai thật tốt.
Đừng quên cập nhật mẹo vặt sức khỏe tại Bestie mỗi ngày nhé!
BS TAI MŨI HỌNG: CÓ THỂ NHIỄM TRÙNG NÃO, ĐIẾC KHI TỰ MÌNH RÁY TAI
Giáo sư Bác sĩ Phạm Kiên Hữu (Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV ĐH Y dược TP.HCM) khuyến cáo: "Đừng bao giờ tự mình lấy ráy tai" bởi thói quen này có thể dẫn đến điếc, thậm chí nhiễm trùng não cực kỳ nguy hiểm.
Tự mình ráy tai, ngay cả bằng tăm bông cũng là việc không nên làm bởi đây là thói quen vệ sinh tai hoàn toàn sai lầm. Tự ráy tai có thể gây viêm tai giữa dẫn đến điếc, thậm chí nhiễm trùng não nếu không được điều trị kịp thời...
>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.