Tự mình chăm sóc sức khỏe là việc làm rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, bởi không ai có thể làm thay cho mình công việc ấy. Nhưng vì nhiều lí do, không ít người thường tỏ ra chủ quan hoặc không mấy chú ý đến việc tự rèn luyện, chăm sóc và giữ gìn sức khỏe bản thân, thậm chí còn có những thói quen gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe chính mình.

Tự chăm sóc sức khỏe cho mình là việc làm rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, bởi không ai có thể làm thay cho mình công việc ấy. Ảnh: Anh Chan.
>> Đừng bỏ lỡ: Đặt giấy vệ sinh lên bồn cầu: Thói quen tưởng sạch sẽ nhưng hóa ra gây nhiễm khuẩn nguy hiểm
Để giúp duy trì sức khỏe toàn diện thì dù là ai cũng cần chú ý đến những lời khuyên hữu ích như sau:
Tiêm phòng đầy đủ, đúng liều

Theo các chuyên gia WHO, việc tiêm phòng đầy đủ và đúng liều có thể giúp chúng ta ngăn chặn từ 2 - 3 triệu ca qua đời mỗi năm trên toàn thế giới. Thế nên, tiêm phòng đầy đủ và đúng liều là việc làm rất quan trọng và là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình. Nguồn ảnh: Vinmec
Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện và chẩn đoán sớm những bệnh nguy hiểm, từ đó có thể điều trị kịp thời. Nguồn ảnh: Beetify
Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay trước và sau bữa ăn, đi vệ sinh

Giữ vệ sinh môi trường sống gọn gàng, sạch sẽ là cách đơn giản nhất giúp phòng các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là phải tập thói quen rửa sạch tay trước và sau mỗi bữa ăn hoặc đi vệ sinh. Nguồn ảnh: Ifuun
>> Bạn xem chưa: Những thói quen sai lầm trong bữa tối đang đầu độc cả nhà mà ít ai nhận ra
Kiểm soát tốt căng thẳng

Vì áp lực công việc, lối sống... mà ngày càng có nhiều người trẻ rơi vào tình trạng căng thẳng. Stress gây rất nhiều tác hại nguy hiểm như: giảm hệ miễn dịch, gây trầm cảm, lo lắng, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường... Nguồn ảnh: Pinterest
Ăn uống lành mạnh và khoa học

Ăn uống với chế độ giàu dinh dưỡng và lành mạnh là cách tốt nhất giúp tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm lẫn không lây nhiễm (như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ…). Nguồn ảnh: Popsugar.
Duy trì hoạt động thể lực mỗi ngày (với thời gian và cường độ phù hợp tình trạng sức khỏe của mình)

Các chuyên gia WHO cho biết: "Lười hoạt động thể dục thể thao hoặc vận động không đủ là 1 trong 10 yếu tố có nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên thế giới và cũng là yếu tố dẫn đến những bệnh không lây nhiễm". Cũng theo WHO: "Đối với người từ 18 - 64 tuổi thì nên hoạt động thể lực ít nhất 150 phút ở mức độ trung bình hoặc 75 phút ở mức độ mạnh/mỗi tuần". Nguồn ảnh: Pinterest.
Nói không với thuốc lá (nếu đã nghiện thì nên bỏ hẳn)

Không chỉ gây tổn hại cho chính mình (về mặt sức khoẻ và kinh tế), hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến người thân xung quanh (do hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc). Theo WHO: "Chỉ sau 20 phút cai thuốc lá bạn sẽ giảm được nhịp tim và huyết áp; và trong 12 giờ sau, lượng khí CO trong máu sẽ về mức bình thường". Vậy nên, nếu đã nghiện thuốc lá thì cần hạ quyết tâm cai càng sớm càng tốt. Nguồn ảnh: Moha
Hạn chế sử dụng thức uống có cồn

Lạm dụng thức uống có cồn sẽ mang đến nhiều hệ lụy cho cả sức khoẻ người uống và xã hội. Ngoài những bệnh mãn tính, dùng nhiều thức uống có cồn còn làm tăng nguy cơ các tình trạng sức khoẻ cấp tính như chấn thương do tai nạn giao thông. Theo thống kê của WHO: "Có đến 25% trường hợp tử vong (trong độ tuổi từ 20 - 39) mỗi năm trên thế giới có liên quan đến việc sử dụng thức uống có cồn". Nguồn ảnh: Gia Minh/Người Lao Động
Nhớ đội mũ bảo hiểm chất lượng khi đi xe máy và thắt dây an toàn khi đi ô tô

WHO cho biết: "Phần lớn các ca không qua khỏi khi đi xe máy là do chấn thương đầu, vì thế, đội mũ bảo hiểm chất lượng và đúng cách khi đi xe máy có thể giúp giảm đến 40% nguy cơ không qua khỏi và 70% nguy cơ chấn thương nghiêm trọng. Tương tự, nếu thắt dây an toàn khi đi xe ô tô sẽ giúp giảm 50% nguy cơ chấn thương nặng cho người ngồi trước và 75% cho người ngồi sau". Nguồn ảnh: Lazada
Không phóng nhanh, vượt ẩu; đã uống rượu bia thì không lái xe

Cũng theo WHO: "Phóng nhanh, vượt ẩu và lái xe khi đã dùng thức uống có cồn là hai nguyên nhân chính gây ra các tai nạn giao thông trên toàn thế giới". Nguồn ảnh: Sirhealth.
"Yêu" an toàn

Theo các chuyên gia WHO, mỗi ngày trên toàn thế giới có hơn 1 triệu ca STIs (bệnh lây truyền qua hoạt động chăn gối). Vậy nên, hãy nhớ làm chuyện "yêu" an toàn để bảo vệ sức khỏe chính mình và cho cả "đối tác". Nguồn ảnh: Keshill
>> Xem thêm: Cà rốt + củ cải: Hai trong những loại rau củ quả không nên ăn cùng
Hãy nuôi con bằng sữa mẹ

WHO khuyến cáo: "Các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu, vì sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên và cung cấp cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc đời". Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn rất tốt cho sức khỏe của mẹ. Nguồn ảnh: Orami
Những thói quen xấu hằng ngày sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn.
Có thể nói chăm sóc sức khỏe là việc đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Thế nên, hãy xem mình đã làm được đến đâu trong số những lời khuyên hữu ích như trên, nếu số việc chúng ta thực hiện được càng nhiều thì sức khỏe càng được đảm bảo. Và nếu chưa thực hiện đầy đủ theo những lời khuyên từ WHO như trên thì hãy nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt lẫn ăn uống của mình ngay hôm nay bạn nhé!
Cùng đón xem những bài viết thú vị trên Bestie nhé!
CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH, PHÒNG NGỪA BỆNH TẬT
Để phòng ngừa bệnh nói chung và dịch bệnh Covid-19 nói riêng... thì ngoài việc ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ chất thì chúng ta cũng cần chú ý đến những thói quen sinh hoạt hằng ngày như sau:
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế dùng thực phẩm sống hay đồ uống có cồn.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng...
- Đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng trước và sau bữa ăn, sau khi đi vệ sinh và khi từ bên ngoài trở về...
>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.