Năm mới, ai cũng muốn gia đạo bình yên, sức khỏe dồi dào, tài lộc tấn tới. Vì thế, nhiều người đã dành thời gian để đi viếng chùa, vãn cảnh chùa với hy vọng "cầu được ước thấy". Tuy là một thành phố lớn, đông đúc, ồn ào và nhộn nhịp nhưng Sài Gòn vẫn có những ngôi chùa đẹp, linh thiêng. Khi đặt chân đến, mọi mệt mỏi, buồn phiền sẽ tan biến. Đổi lại là một không gian chùa yên tĩnh, tịnh tâm, hương ngói nghi ngút.
Chùa Ngọc Hoàng

>> Có thể bạn chưa xem: Chẳng cần sang Thái, xuôi về miền Tây "checkin mỏi tay" với nhiều ngôi chùa đẹp xuất sắc
Chùa Ngọc Hoàng ở quận 1, TP HCM còn được gọi là chùa Phước Hải, từng là Điện Ngọc Hoàng, thờ thần Hoàng của người gốc Hoa. Chính vì thế, ngôi chùa này mang nhiều nét kiến trúc của người Hoa. Ngôi chùa gồm ba tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Tại khu chánh điện có thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đức Phật cùng các vị chư thần.
Chùa có nhiều bức tượng điêu khắc bằng gỗ vô cùng quý hiếm. Chùa còn có hồ rùa lớn với hàng ngàn con rùa do khách thập phương phóng sinh xuống.
Đến đây, không chỉ cầu bình an, may mắn cho gia đình, nhiều người trẻ còn cầu tình duyên, cầu đường con cái. Thế nên, quanh năm suốt tháng, ngôi chùa này vẫn có nhiều khách đến thăm. Trước đó, Tổng Thống Obama cũng từng đến ngôi chùa này.

Chùa Hoằng Pháp
Ngôi chùa được xây dựng năm 1957, toạ lại tại huyện Hóc Môn, TP HCM. Đây được xem là ngôi chùa vô cùng linh thiêng và nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách thập phương và phật tử tìm đến, không chỉ ở TP HCM mà trên cả nước.

Chùa mang lối kiến trúc của những ngôi chùa miền Bắc. Mỗi mùa hè, chùa Hoằng Pháp thường tổ chức các khóa giảng, tu niệm thu hút đông đảo các tín đồ Phật giáo, đặc biệt là các sinh viên, học sinh đến tham gia khóa tu mùa hè. Những buổi sinh hoạt này, giúp cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần. Vì thế, không chỉ lễ Tết mà ngày thường, nhà chùa vẫn đón nhiều người đến vãng cảnh, cầu bình an và may mắn cho gia đình của mình.

>> Bạn có biết: Top 5 ngôi chùa được truyền tai là vô cùng linh ứng nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn
Chùa Xá Lợi
Nằm trên đường bà Huyện Thanh Quan, chùa Xá Lợi có kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn. Chùa thờ Xá Lợi Phật. Chùa có tháp 7 tầng cao 32m, tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn đúc theo mẫu của chùa Thiên Mụ.


Đặc biệt, trên chính điện còn có một tháp bằng ngọc có hình lá Bồ Đề. Người dân đến đây vãng cảnh chùa đều muốn chiêm ngắm bảo vật này. Ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn, thoáng đãng và không gian rất thanh tịnh.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Là ngôi chùa tiếp theo trong danh sách những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn. Chùa tọa lạc ở quận 3, trên một khuôn viên rộng thoáng khoảng 6.000m2. Chùa Vĩnh Nghiêm mang dáng dấp của kiến trúc miền Bắc, nguyên mẫu từ ngôi chùa gốc của Bắc Giang, là nơi trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử.

Nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa là tòa tháp 7 tầng cao 14 m được trạm trổ những hoa văn theo phong cách thời Lý – Trần. Ngày thường cũng như lễ Tết, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn thu hút đông du khách thập phương đến cầu may, tham quan, vãn cảnh chùa.

Chùa Bà Ấn Độ
Chùa bà Án Độ hay còn gọi là đền bà Mariamma, được xây dựng theo kiến trúc Hindu giáo. Ngôi chùa chính là địa điểm cầu may, vãng cảnh yêu thích của người Sài Gòn.

Không chỉ nổi tiếng nhờ kiến trúc độc đáo, chùa Bà Ấn Độ còn là một nơi linh thiêng để cầu duyên, cầu với đức mẹ Mari ban phước lành cho các cặp đôi được hạnh phúc bên nhau dài lâu, những ai còn độc thân thì nhanh chóng có đôi có cặp, cùng vun đắp hạnh phúc gia đình.
Đa phần sau khi thắp nhang, dâng lễ bà Mariamman ở điện chính, nếu muốn cầu mong về sức khỏe, tiền bạc, công danh, tình duyên, mọi người sẽ úp mặt vào tượng đá ở chùa, hai tay mở rộng, chạm cả năm ngón vào đá và thì thầm trong khoảng vài phút để cầu nguyện.

>> Đừng bỏ lỡ: Những ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam, được tuyền tụng "cầu gì được đó"
Đây là những ngôi chùa cổ xưa ở Sài Gòn được truyền tụng là "cầu được ước thấy". Không biết thực hư điều đó thế nào nhưng vào thời khắc Giao thừa hay những ngày đầu năm mới, ai cũng có một chút tâm niệm rằng đến chùa thắp nhang, vãng cảnh, hướng về cõi Phật sẽ có chút thanh thản trong tâm hồn, giúp năm mới suôn sẻ, vạn điều may mắn, bình an sẽ đến.
Cùng đón đọc nhiều tin tức hấp dẫn khác tại Bestie!
NHỮNG PHONG TỤC ĐEM LẠI MAY MẮN ĐẦU NĂM MÀ NHÀ NHÀ ĐỀU LÀM THEO
Theo phong tục người xưa thì muốn tài lộc, may mắn đến đầy nhà, xui rủi không còn đeo bám thì hãy làm ngay những điều dưới đây:
- Xông đất: Gia chủ cần chọn người phù hợp với tuổi của mình, khỏe mạnh, thành đạt, tốt tính để một năm gặp nhiều may mắn, phát tài.
- Lì xì: Đầu năm, mọi người thường lì xì cho nhau kèm theo những lời chúc năm mới và hy vọng nó sẽ trở thành sự thật.
- Mua muối đầu năm: Người ta thường nói "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", muối mặn có thể trừ tà, đem lại may mắn và tượng trưng cho tình cảm bền chặt.Xem chi tiết tại đây!