Ngoài bộ áo dài truyền thống của Việt Nam mình thì "chị em" ở một số quốc gia châu Á xung quanh chúng ta diện gì để đón Tết cổ truyền? Mời bạn cùng khám phá!
Việt Nam

>> Đừng bỏ lỡ: Còn có những phong tục ngày Tết xưa thật là xưa thế này mà không phải ai cũng biết đến
Có thể nói, từ lâu áo dài đã trở thành một biểu tượng văn hóa rất đẹp của phụ nữ Việt. Đặc biệt, vào dịp Tết nguyên đán thì rất nhiều phụ nữ lẫn trẻ em gái Việt lựa chọn diện lên mình trang phục áo dài với những màu sắc tươi tắn, rực rỡ đi chúc Tết họ hàng, lên chùa cầu phúc, cầu may...
Tùy theo từng vùng miền mà áo dài có thể được cách điệu đôi chút, tuy nhiên hầu như trang phục này vẫn giữ được vẻ đẹp rất duyên dáng và nền nã. Tết, diện áo dài du xuân còn giúp chị em thể hiện sự kín đáo nhưng đầy quyến rũ của mình.
Lào
Với phụ nữ Lào thì sinh là trang phục truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của họ. Về cơ bản, sinh gồm một chiếc váy ống đơn giản nhưng thường được làm từ lụa và được thêu họa tiết cũng như ren rất tinh tế.

Đặc biệt, bộ váy truyền thống này thường được thêu rất tỉ mỉ và công phu ở phần chân váy. Bên cạnh họa tiết dân tộc là điểm nhấn chính thì các gam màu đỏ, vàng... cũng thường được sử dụng trên bộ sinh ngày Tết.
>> Xem thêm: Người xưa khuyên không mua loại quả có gai và loạt trái cây này đặt lên bàn thờ ngày Tết
Campuchia
Phụ nữ Campuchia thường diện sampot trong ngày Tết cổ truyền bởi đây là trang phục truyền thống của quốc gia này. Sampot đơn giản chỉ gồm một mảnh vải có diện tích 3x1 mét và được quấn xung quanh thắt lưng, sau đó lại được kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt. Và rồi nút thắt này lại được kéo lên và cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại.

Tuy được gọi là váy nhưng bộ trang phục truyền thống này trông giống với một chiếc quần hơn, và đây cũng đặc điểm rất riêng của Campuchia mà không quốc nào nào có được. Đặc biệt, với sampot thì cả nam và nữ đều có thể mặc được.
Indonesia
Ngày Tết cổ truyền ở Indonesia không thể thiếu bộ kebaya, bởi đây được xem là bộ trang phục vừa mang tính biểu tượng vừa mang tính thống ở đất nước vạn đảo này. Kebaya gồm một chiếc áo ôm sát cơ thể, cổ áo trước mở rộng, tay áo dài, chất liệu mỏng nhẹ như tơ lụa hay cotton... kèm theo những họa tiết hoa lá được in hoặc dệt trên vải.

Đặc biệt, những bộ kebaya truyền thống ở Indonesia còn có thêm một dải vải choàng stagen (làm bằng chất liệu batik) khoác lên áo. Thông thường, kebaya được mặc với váy kain - một dải vải gồm nhiều nếp xếp li sống động quấn quanh cơ thể từ eo xuống.
Thái Lan
Phasin là trang phục truyền thống của Thái Lan, nhưng tùy theo người mặc và hoàn cảnh mà loại trang phục này có sự biến hóa khác nhau. Có một đặc điểm rất cơ bản là trang phục truyền thống này của người Thái thường không may vừa sát vào người.

Phasin thường bao gồm 2 hoặc 3 mảnh vải và được may thành hình ống rồi lại được quấn quanh lưng và gấp mép ở khu vực rốn. Trang phục truyền thống này có thể để trơn hoặc thêu, nhưng nếu thêu thì cũng thường có màu sắc rất nhẹ nhàng.
Myanmar
Với phụ nữ Myanmar thì bộ trang phục truyền thống thummy là thứ không thiếu trong ngày Tết cổ truyền ở đất nước họ. Thông thường, bộ trang phục này được chia làm 2 phần là áo và váy. Áo có thể dài tay hoặc ngắn tay (tùy sở thích) và váy dài suôn vừa vặn cơ thể.

Bên cạnh đó, bộ trang phục truyền thống này còn có màu sắc rất sặc sỡ và hoa văn cũng như họa tiết dân tộc rất nổi bật. Đặc biệt, khi diện thummy thì người Myanmar thường đi dép lê, thậm chí là đi chân trần. Ngày nay, nhiều chị em có xu hướng sử dụng trang phục truyền thống này theo kiểu linh hoạt hơn, họ có thể kết hợp áo và váy khác màu nhau.
Nhật Bản
Với những cô gái đến từ vùng Đông Á - Nhật Bản thì kimono là bộ trang phục không thể thiếu trong những ngày đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Những bộ kimono vừa mang đến cảm giác cầu kì lại vừa rất nổi bật. Tuy nhiên, bộ trang phục truyền thống này lại giúp mang đến sự uyển chuyển rất lớn cho người mặc.

Thông thường, hoa đào hoặc hình ảnh các ngôi đền, chùa sẽ được khắc họa lên bộ trang phục truyền thống này và giúp kinono thêm phần nổi bật, thú vị. Ngoài ra, khi diện kimono thì chị em phụ nữ Nhật cũng để kiểu tóc rất đặc trưng.
>> Bạn biết chưa: Những sai lầm trong cách bài trí và ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết ở ba miền
Hàn Quốc
Hanbok là trang phục truyền thống của hàn Quốc và cũng là bộ quốc phục không thể thiếu trong những ngày đón Tết cổ truyền. Bộ trang phục truyền thống này được may từ vải oganza truyền thống hoặc cũng có thể từ chất liệu vải lụa, satin hay vải thô nhưng thường có màu sắc tươi sáng và được thêu thêm những họa tiết hoặc hình hoa rất tinh xảo.

Tuy mang đến cảm giác khá "bức bí" bởi quá kín đáo nhưng Hanbok vẫn giúp người mặc có thể cử động thoải mái. Đặc biệt, bộ trang phục truyền thống này luôn thể hiện được nét đẹp tinh tế và quyến rũ của phụ nữ Hàn sau mỗi bước đi.
Có thể thấy, do khác biệt về văn hóa nên trang phục truyền thống ở các quốc gia xung quanh đất nước chúng ta có sự khác nhau khá rõ. Tuy nhiên, có một điểm chung là ngày Tết cổ truyền vẫn là dịp để các thành viên trong gia đình sẽ diện các bộ quốc phục và sum họp bên gia đình để cùng chúc nhau năm mới bình an, hạnh phúc.
Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn hơn nữa tại Bestie nhé!
TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á: HÀN QUỐC KHÔNG NGỦ VÀO ĐÊM GIAO THỪA
Cũng như Việt Nam, Tết Nguyên đán là một dịp lễ vô cùng quan trọng đối với một số nước Đông Á theo văn hóa Tết Âm lịch nói chung. Cụ thể:
- Tết Nguyên Đán ở Mông Cổ được gọi là Tsagaan. Và vào ngày này, người Mông Cổ sẽ thăm hỏi bạn bè, cùng nhau ôn lại chuyện cũ và chúc nhau những điều tốt đẹp.
- Người Hàn Quốc lại gọi Tết Nguyên đán là Seollal. Cũng như tết cổ truyền ở Việt Nam, Seollal là ngày đánh dấu năm mới đến, là dịp để tưởng nhớ về tổ tiên, sum họp gia đình, cùng chơi các trò chơi dân gian và ăn món ăn truyền thống. Điều đặc biệt trong phong tục của người Hàn là họ sẽ không ngủ vào đêm giao thừa để tránh những điều xui xẻo...>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.