TS.BS Huỳnh Quang Khánh - Trưởng đơn vị tuyến vú Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM lưu ý với mọi người, khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở vú như đau ngực, nổi u cục, nổi hạch nách, da vùng ngực sần vỏ cam thì nên đến bệnh viện làm chẩn đoán cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp.

>> Xem thêm: Phụ nữ ăn gì để tử cung khoẻ mạnh, tránh nhiệm bệnh và lâu lão hoá?
Đau ngực
Tình trạng đau, căng tức ngực xuất hiện vài ngày trước kỳ kinh nguyệt hoặc ở phụ nữ đang trong thai kỳ được xem là bình thường. Tuy nhiên đối với trường hợp ngực đau âm ỉ và nóng rát liên tục không rõ nguyên nhân, không theo quy luật thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

>> Đừng bỏ lỡ: 10 căn bệnh có nguy cơ cao sẽ di truyền từ mẹ sang con gái, nguy hiểm nhất là bệnh số 2 và số 4
Ngực lớn bất thường
Khi nhận thấy hai bên ngực phát triển không cân xứng, bên to bên nhỏ, cộng thêm ngực lớn bất thường dù không phải trong thai kỳ hoặc đến ngày đèn đỏ thì đừng chủ quan mà hãy thăm khám ngay khi có thể.
Ngực nổi u cục
Các chuyên gia sức khỏe khuyên chị em nên tự khám ngực hàng tháng sau kỳ kinh nguyệt. Để thực hiện, bạn đứng trước gương rồi đánh giá hình dạng ngực ở tư thế bình thường, khi đưa hai tay lên và cuối cùng là chống hông. Tiếp theo, dùng tay kiểm tra để chắc chắn liệu có xuất hiện khối u vú nào không.

>> Xem thêm: Nếu chẳng may bị ung thư vú thì thứ bạn cần kiêng hàng đầu là… bánh mì
Nổi hạch nách
Các vết sưng đau bất thường trên cơ thể đều tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe. Quá trình tự kiểm tra ngực bạn hãy quan sát luôn phần hố nách xem có xuất hiện khối u không. Khá nhiều bệnh nhân ung thư vú biết mình mắc bệnh nhờ tình cờ phát hiện hạch hố nách để đi khám sớm.
Vùng da ở ngực thay đổi màu sắc
Bình thường vùng da ngực khá trắng và mềm mại, nhưng nếu bỗng dưng khu vực này xuất hiện nếp nhăn hoặc vết lõm như má lúm đồng tiền, cộng thêm mụn nước, cảm giác ngứa ran lâu ngày không dứt thì phải đi khám ngay. Trường hợp da vùng ngực có màu đỏ, sưng và sần sùi như da cam thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đã vào giai đoạn muộn.

Tụt núm vú, vùng da đầu núm vú thay đổi
Có một số phụ nữ gặp tình trạng bị tụt núm vú bẩm sinh, có thể gây khó khăn trong quá trình nuôi con nhỏ nhưng không quá ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng với trường hợp đột nhiên bị tụt hẳn núm vú vào trong mà không kéo ra được, cộng thêm vùng da bị co rút, chảy dịch bất thường, xuất hiện hạt nhỏ xung quanh núm vú thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn khắc phục sớm.
Ngoài ra, một số ít bệnh nhân lại không cảm thấy đau ngực mà thường xuyên bị đau lưng, vai, gáy. Các trường hợp này thường bị nhầm lẫn với tình trạng giãn dây chằng hoặc bệnh về cột sống, đến khi đi khám mới biết mắc bệnh ở vùng ngực. Do đó chị em nên chủ động kiểm tra sức khỏe, chụp và siêu âm ngực định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
Xem thêm nhiều tin hot trên Bestie!
NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN THỰC PHẨM NÀO ĐỂ GIÚP GIẢM NGUY CƠ MẮC BỆNH VÙNG NGỰC?
Bên cạnh chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi điều độ, bạn cũng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh vùng ngực nhờ thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh dưới đây.
Súp lơ xanh. Là loại rau chứa nhiều indole-3 carbinol (I3C) – một chất được xem là giúp chống ung thư rất mạnh. Bên cạnh đó súp lơ xanh còn giúp cơ thể cân bằng estrogen hiệu quả.
Hạt chia. Lượng axit béo omega-3 và nhiều thành phần chống oxy hóa có trong hạt chia hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh vùng ngực rất tốt…
Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!