Ngày Tết, cùng với những món ăn truyền thống không thể thiếu thì nhiều người (ở cả ba miền trên đất nước ta) cũng thường kiêng kị không dùng đến các món ăn đặc trưng như sau bởi họ quan niệm rằng ăn những món ấy dễ ảnh hưởng xấu đến vận tài lộc, công danh... trong năm mới.

Trứng vịt lộn
Tuy là món ăn quen thuộc với người dân trên cả ba miền, nhưng trứng vịt lộn lại được nhiều người xếp đầu "danh sách" những món không nên ăn vào ngày Tết. Nhiều người quan niệm, ăn hột vịt lộn trong những ngày đầu năm thì cả năm đó họ sẽ không gặp may mắn, mọi chuyện đều trái với ý họ.
Thế nên, dịp này người lớn trong gia đình thường khuyên con cháu nên kiêng ăn món này cốt để cầu mong những xui rủi không đến và may mắn về nhiều hơn cho gia đình mình. Công việc và cuộc sống không bị "đảo lộn" như tên món ăn này mang lại.
>> Bạn có biết: 5 phong tục mà người Việt vẫn làm vào đêm giao thừa để cầu sung túc
Thịt vịt
Ngoài trứng vịt lộn thì thịt vịt cũng được nhiều người, đặc biệt là ở miền Bắc và miền Trung kiêng ăn, không đưa vào thực đơn trong mâm cơm ngày đầu năm mới ở gia đình mình.

Dù là món ăn rất quen thuộc trong những ngày bình thường nhưng Tết đến thì nhiều người không "đụng đũa" đến món này bởi họ quan niệm đây là món ăn mang đến nhiều điều kém may mắn, gia đình gặp nhiều điều đen đủi, không may.
Mực
Xuất phát từ quan niệm “đen như mực” của nhiều người Việt nên từ đó mà mực cũng được xếp vào danh sách món ăn kiêng kị trong những ngày Tết nhằm tránh cả năm không bị đen đủi, kém may mắn.

Theo quan niệm, nếu ăn mực vào ngày đầu năm thì cả năm sẽ đen đủi,. Thậm chí, không chỉ ngày đầu năm, nhiều người còn kiêng không cho con ăn mực trước ngày thi bởi sợ vướng phải những điều đen đủi.
>> Xem thêm: Quan niệm dân gian: Ăn sung vào ngày Tết để may mắn, ăn mực sợ "đen"
Tôm
Do đặc tính của loài vật này là di chuyển bằng cách đi giật lùi, lại có đầu khá to nên tôm cũng là món được nhiều người Việt, đặc biệt là người miền Nam, kiêng không ăn trong những đầu năm.

Họ quan niệm rằng, ăn tôm đầu năm dễ khiến công việc cả năm của mình khó “đầu xuôi, đuôi lọt”, mọi chuyện không thuận buồm xuôi gió và cũng không thể phát lộc phát tài.
Cá mè
Cũng do xuất phát từ tên gọi mà cá mè rất ít được đưa vào thực đơn trong mâm cơm ngày Tết của nhiều gia đình Việt, đặc biệt là người miền Bắc và miền Trung bởi họ sợ "mè nheo" đeo bám cả năm.

Bên cạnh đó, có nhiều người còn quan niệm cho rằng, ăn cá này đầu năm thì cả năm gia chủ dễ bị “hãm tài”, đen đủi theo riết bên cạnh. Điều ấy khiến sự nghiệp trong năm mới khó thành mà cả tài lộc cũng chẳng thể suôn sẻ, hanh thông.
Sầu riêng
Cũng như cá mè, do xuất phát từ tên gọi nên nhiều gia đình Việt kiêng không ăn sầu riêng trong những dịp đầu năm vì sợ gia đình gặp nhiều chuyện buồn lòng.

Thậm chí, nhiều người còn quan niệm, ngoài tên gọi thì sầu riêng còn có đầy gai nhọn, thế nên ăn quả này trong ngày Tết sẽ dễ khiến công việc của họ cả năm đầy u sầu, đau khổ và trắc trở.
Chuối
Tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng chuối cũng được ông bà xưa quan niệm là món kiêng kị và không nên ăn trong những ngày Tết đến Xuân về, đặc biệt là những người miền Nam.

Từ "chuối", nếu nói trệch đi một chút sẽ thành "chúi", và tất nhiên đấy là chuyện không may trong cuộc sống. Có lẽ cũng từ đó mà nhiều người quan ăn niệm Tết ăn chuối thì cảm năm sẽ bị "chúi" đầu "chúi" cổ, không ngóc lên nổi.
>> Đừng bỏ lỡ: Còn có những phong tục ngày Tết xưa thật là xưa thế này mà không phải ai cũng biết đến
Những món mang tính chất chua, cay, chát, mặn
Ngoài những món ăn đặc trưng như trên thì theo quan niệm dân gian, ngày đầu năm mới nhiều gia đình Việt cũng thường kiêng không đụng đến những thức ăn mang tính chất chua, cay, chát, mặn bởi sợ cả năm sẽ chua chát, đau khổ.

Thay cho những thức ăn chua, cay, chát, mặn thì nhiều người chỉ dùng những món ăn có hương vị ngọt ngào nhằm cầu mong năm mới gia đình mình được hưởng nhiều điều ngọt ngào và trọn vẹn, tránh xa đau khổ, chát chua trong công việc và cuộc sống.
Tất nhiên những thông tin về các món ăn mà người dân trên cả ba miền thường kiêng kị vào ngày đầu năm như trên chỉ mang tính chất tham khảo thôi. Điều quan trọng nhất trong những ngày Tết vẫn là các thành viên gia đình được sum họp, vui vẻ bên bữa cơm ấm áp và ngọt ngào hạnh phúc.
Bạn còn biết đến những kiêng kỵ dân gian nào khác trong dịp đầu năm mới hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!
Cùng xem thêm những tin tức thú vị tại Bestie nhé!
KHÁC BIỆT TẾT HAI MIỀN: MIỀN BẮC PHẢI CÓ CHUỐI NHƯNG MIỀN NAM LẠI SỢ "CHÚI"
Ngoài những món ăn kiêng kị như trên thì phong tục ngày Tết ở hai miền Bắc - Nam trên đất nước ta cũng có nhiều sự khác biệt khiến nhiều người vừa ngạc nhiên vừa rất thích thú.
Cụ thể, đối vối người miền Bắc thì Tết phải có chuối, còn người miền Nam kiêng bởi sợ bị "chúi". Hoặc với người miền Nam, Tết thường đi kèm với hoa mai vàng, bánh tét, canh khổ qua và dưa giá... trong khi người miền Bắc thích hoa đào, bánh chưng, canh bóng bì và dưa hành…
>> Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.