Trước tình hình dịch bệnh hiện tại, việc người dân trở về từ vùng dịch phải tiến hành khai báo y tế và thực hiện cách ly theo quy định là điều bắt buộc nhằm hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, một số cá nhân lại có thái độ không trung thực trong khai báo, vẫn đi chơi, tiếp xúc nhiều người khiến cho việc kiểm soát trở nên phức tạp, khó khăn hơn.

>>> Xem thêm: BN748 đầu tiên ở Thanh Hóa từng chung xe với BN620, trở về từ Đà Nẵng
Xử phạt giáo viên khai báo không trung thực, trốn cách ly dù từ Đà Nẵng về
Trao đổi với báo Người Đưa Tin vào trưa ngày 8/8, Chủ tịch UBND xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - ông Phạm Quang Thuyên đã xác nhận về trường hợp anh K.X.Đ. (sinh năm 1982), quê ở thôn Vạn Thành, xã Thăng Long (hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng). Được biết, anh Đ. là một giáo viên tiểu học vừa từ Đà Nẵng trở về thăm quê.
Dù đi về từ vùng dịch, tuy nhiên anh Đ. lại có thái độ không trung thực khi tới khai báo y tế tại trạm y tế xã Thăng Long. Sau khi công an vào cuộc và được biết anh Đ. từng có mặt tại bệnh viện C Đà Nẵng, phía Chủ tịch UBND xã Thăng Long đã yêu cầu vị giáo viên này nghiêm túc cách ly tại nhà. Tuy nhiên, anh Đ. lại trốn cách ly và đi ra ngoài chơi.
Ông Phạm Quang Thuyên cho biết, ngay khi phát hiện sự việc, ông đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với anh Đ. Theo đó, vị giáo viên sẽ nhận mức phạt 2 triệu đồng vì hành vi trốn cách ly. Ngoài ra, phía lực lượng chức năng cũng cho biết sẽ buộc anh Đ. cách ly tại nhà, nếu không hợp tác sẽ yêu cầu cách ly tập trung tại khu cách ly của huyện Nông Cống.

>>> Đừng bỏ lỡ: Hà Nội: Một người sống cùng toà nhà BN714 bỏ trốn khỏi nơi cách ly
Thanh Hoá thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh
Sáng ngày hôm qua (7/8), Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 công bố Thanh Hoá có 1 ca mắc mới là F1 của bệnh nhân 620 có liên quan tới vùng dịch Đà Nẵng. Ngay khi nhận định có ca nhiễm mới tại tỉnh, trước đó vào tối 6/8, UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp khẩn trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Lương Tất Thắng - Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn cho biết: "Hiện thành phố Sầm Sơn đã triển khai 4 chốt kiểm soát toàn bộ người ra, vào khu phố nơi bà Đ.T.H. (bệnh nhân 748 đến từ Thanh Hoá) sinh sống và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; đồng thời cách ly 2 khu phố gồm phố Tây Nam với 284 hộ dân, khu phố Nam Bắc với 309 hộ dân để phòng chống dịch Covid-19".
Ngoài ra, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng khẳng định tại cuộc họp, cho rằng sự xuất hiện của ca nhiễm mới tại Sầm Sơn đã cảnh báo lỗ hổng trong công tác giám sát, cách ly các ca bệnh của tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, ông Xứng cũng đồng ý phương án cho dừng các hoạt động dịch vụ vũ trường, karaoke, matxa trong vòng 15 ngày. Cả tỉnh phải luôn nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo thực hiện giãn cách theo đúng quy định.
>>> Có thể bạn quan tâm: Từ 0 giờ ngày 8/8, Bệnh viện C Đà Nẵng sẽ được gỡ phong tỏa
Tính đến 16h ngày 8/8, cả nước đã ghi nhận 789 ca nhiễm Covid-19. Để con số này không còn tăng lên nữa, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc đảm bảo an toàn sức khoẻ phòng, chống hiệu quả dịch Covid-19.
Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!
NGƯỜI KHỎI COVID-19 HIẾN HUYẾT TƯƠNG CHỮA CHO BỆNH NHÂN NẶNG
Được biết, theo phác đồ điều trị COVID-19 lần 4, Bộ Y tế cho phép dùng huyết tương từ bệnh nhân khỏi bệnh. Hiện, các cơ sở y tế đang liên lạc với những trường hợp đã điều trị khỏi COVID-19 để có thể tiến hành nhận hiến huyết tương. Nếu được bệnh nhân đồng ý, bệnh viện sẽ mời và sắp xếp khu vực riêng để thực hiện.
Các chuyên gia cho biết, việc sử dụng huyết tương để điều trị đang được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới đầy tiềm năng, là công cụ giúp các y bác sĩ điều trị bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp bệnh nặng hay có tiến triển nặng.
>>> XEM THÊM TẠI ĐÂY!