Vào khoảng 13 giờ ngày 2/8 tại dọc đất liền các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, cơn bão số 2 (Sinlaku) đã chính thức đổ bộ. Cơn bão này khi đổ bộ vào Thanh Hoá đã gây gió giật cấp 6, cấp 7.
Tại dọc các huyện giáp biển, những con sóng biển dâng cao và liên tiếp, thậm chí có nơi đã tràn bờ kè, nhưng mức độ thiệt hại là không đáng kể.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nắng nóng oi bức khiến trẻ dễ bị bệnh, bác sĩ mách ngay cách đề phòng hiệu quả
Bất chấp cơn bão, người dân vẫn xuống biển nhặt củi, đưa trẻ nhỏ đi chơi
Theo báo Người lao động, vào thời điểm cơn bão đổ bộ tại Thanh Hoá khiến nước biển dâng cao và sóng đánh mạnh vào bờ kè, có rất nhiều người đã bất chấp để đi dọc biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), liều mình lao xuống dòng nước để vớt củi, mặc cho các lực lượng chức năng đứng trên bờ khuyến cáo.

Thậm chí, có cả những gia đình còn đưa cả con nhỏ đi chơi ra sát mép biển, dù cho những con sóng lớn liên tiếp táp vào bờ một cách dữ dội.


Đây đều là những hành động vô cùng nguy hiểm mà mỗi người nên ý thức được để bảo vệ mình. Rất may mắn là cơn bão số 2 không gây nên quá nhiều thiệt hại cả về người và của.
>>> Đừng bỏ lỡ: 8 sai lầm cực nguy hiểm khi giải nhiệt trong mùa nắng nóng mà ai cũng cần nên tránh
Phải làm gì khi có bão?
Vào thời điểm cơn bão hoành hành, mỗi người nên ý thức tự bảo vệ bản thân mình và thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng đang trực tiếp thực hiện công tác cứu nạn.
Đặc biệt lưu ý:
- Khi có bão hãy khóa chặt các cửa ra vào, cửa sổ. Trong trường hợp cửa nhà yếu hãy dùng các loại đồ vật, cây chống để trợ lực giúp cửa không bị gió thổi bung ra.
- Vào phòng bếp, khóa lại tất cả van bình gas.
- Kêu gọi người thân trong gia đình tránh xa các điểm như cửa chính, cửa sổ bằng kính. Cả gia đình nên tập trung vào một căn phòng nào kiên cố nhất.

- Không nên sử dụng điện thoại, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
- Trong trường hợp có yêu cầu đặc biệt từ các cơ quan chức năng hãy tắt nguồn điện chính.
- Nếu thấy trần nhà có các biểu hiện như bị rung lắc mạnh hãy chui dưới gầm bàn, gầm giường hoặc dưới bất kỳ một đồ vật có độ dày và chắc chắn để tránh việc bị đè khi trần nhà sập. Dùng những thứ êm ái như gối, nệm để che kín đầu.
- Thường xuyên mở radio, tivi để cập nhật những thông báo về tình hình cơn bão từ các cơ quan chức năng. Khi có lệnh di tản còn có thể ngay lập tức làm theo hướng dẫn của các cơ quan này.
- Trong trường hợp bắt buộc phải mở cửa ra ngoài thì nên cẩn thận lúc mở cửa. Bởi vì rất có thể có các đường dây điện sẽ bị đứt và rơi trước cửa nhà. Rất khó để biết rằng các đường dây có còn điện hay không, vì thế nên cần tránh xa chỗ đó. Khi ra ngoài hãy mang giày dép bằng nhựa khô ráo tránh trường hợp điện giật.
- Chuẩn bị sẵn tâm lý cho khả năng phải di tản khẩn cấp theo lệnh của cơ quan chức năng. Hoặc trong các trường hợp có nguy cơ nhà bị sập, nước lũ dâng ngập.
>>> Xem Thêm: Những sai lầm tưởng đúng mà chị em nào cũng mắc phải khi sử dụng kem chống nắng
Mỗi cá nhân, đặc biệt là những người dân trong vùng bão lũ nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để đảm bảo việc giữ an toàn cho bản thân và mọi người. Xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn tại Bestie nhé!
CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ ĐÓN BÃO AN TOÀN?
Trước thời điểm bão tới, mỗi cá nhân hãy kiểm tra lại trong nhà cửa chính, cửa sổ đã đóng chặt chưa. Dùng những ván ép để đóng bít lại nếu như cửa quá yếu. Mái nhà nếu lợp bằng tôn cần dùng dây dai dệt bằng sợi tổng hợp để chằng giữ hoặc là các bao cát để chất lên nóc, giữ mãi không bị lật khi gió thổi tới.
Hãy tỉa gọn nếu như trước nhà có cây. Xem xét lại đường ống thoát nước có bị nghẽn hay không. Thông nhanh các cống rãnh nếu bị nghẽn.
Dự trữ nước sinh hoạt để tránh các trường hợp đường ống nước bị hư hại. Dự trữ lương thực có thể sử dụng lâu dài trong các trường hợp bão lớn và không thể lấy đồ tiếp tế.
Thu gọn các giấy tờ, đồ vật quan trọng trong các bao nilon chống nước. Tương tự đựng quần áo, chăn màn gọn gàng trong các túi hành lý để sẵn sàng khi có lệnh di tản.