Trong y khoa, có rất nhiều cách để bảo vệ phụ nữ không mang thai ngoài ý muốn. Có người chọn dùng thuốc, người chọn dùng "áo mưa", cũng có những người dùng phương pháp chắc chắn hơn là đặt vòng tránh thai.
Thế nhưng, đặt vòng nhưng vẫn có thai thì sao? Cô gái này đã trải qua tình huống đó, nhưng hệ quả mà nó để lại vì lơ là việc kiểm tra lại còn tệ hơn nhiều lần.

Đặt vòng tránh thai nhưng vẫn mang bầu bình thường
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao về sự cố hy hữu của cô nàng 27 tuổi, dù đã tìm cách tránh thai nhưng vẫn mang bầu bình thường. Cụ thể, cô nàng này đã sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai được 6 năm, sau đó có đi khám phụ khoa nhưng không phát hiện thấy vòng. Tuy nhiên trong thời gian đó, cô nàng này vẫn mang thai bình thường và hiện đã sinh con được 4 tuổi.
Một thời gian sau, bụng bắt đầu có triệu chứng đau nhói nên đã vào viện khám. Kết quả cho thấy, chiếc vòng lúc trước hiện mắc kẹt ở trong bàng quang và bị các tinh thể sỏi bám vào, tạo nên một hòn sỏi có kích thước khoảng 2 - 4cm. May mắn thay, vì được phát hiện kịp thời nên bệnh nhân đã được mổ lấy vòng hồi ngày 25/5 vừa rồi.

Sự việc trên thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng, đặc biệt là những cặp vợ chồng, các chị em phụ nữ có ý định đặt vòng tránh thai. Một số người cho rằng, đúng là phương pháp tránh thai dù hiệu quả có lên đến 99%, phòng ngừa cỡ nào, thì không có nghĩa là 1% còn lại không xảy ra. Và đây quả là một biến chứng hiếm hoi mà những người đặt vòng gặp phải.
>>> Xem thêm: 7 tác dụng phụ của thuốc tránh thai bạn cần biết
Đặt vòng tránh thai cần phải được kiểm tra định kỳ
Trong các phương pháp ngừa mang thai, đặt vòng được cho là khá hiệu quả, sử dụng thủ thuật ngoại khoa dùng dụng cụ nhỏ để đặt vào dạ con. Hiện tại, vòng phổ biến nhất là vòng chữ T và hình cánh cung. Tuy nhiên, không phải chỉ cần đặt vòng một lần thì cứ để yên đó mà không cần phải suy nghĩ nhiều về việc mang thai nữa.
Thông thường, đặt vòng tránh thai cũng sẽ gặp phải các tác dụng phụ như chu kỳ bị ảnh hưởng, bụng dưới chướng đau, xuất huyết nhẹ, và thậm chí là mất vòng. Sự cố mất vòng thường xảy ra ở những vòng còn mới, ở những phụ nữ trẻ chưa hề mang thai, một số người bị hở tử cung hay những bà mẹ vừa mới sinh chưa bao lâu. Tỷ lệ xảy ra thường khá thấp, và khi mất vòng hầu như chúng ta sẽ khó phát hiện được.
>>> Đừng bỏ lỡ: Triệt sản nam là phương pháp tối ưu với các cặp vợ chồng không muốn sinh con

Vậy nên, khi quyết định đặt vòng tránh thai, cần phải luôn kiểm tra với bác sĩ để tránh sự cố mất vòng, lạc vòng trong cơ thể. Nên đến khám lại sau khi đặt vòng trong khoảng thời gian từ sáu tuần đến 3 tháng, kể cả khi bạn cảm thấy không có dấu hiệu mang thai, hay không có triệu chứng nào. Chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình sẽ giúp bạn tránh khỏi việc gặp những sự cố hy hữu như trên.
>>> Cùng theo dõi những thông tin hot nhất trong ngày tại fanpage YAN Netizen nhé.
Xem thêm nhiều tin hay tại Bestie nhé!
Tránh thai bằng cách tính ngày, dùng bao có ưu nhược điểm gì?
Ngoài biện pháp đặt vòng, thì có một số người vẫn chọn phương pháp với chi phí rẻ hơn như tính ngày, dùng bao. Vậy thì áp dụng phương pháp tính ngày, dùng bao cần lưu ý điều gì?
Tính ngày cũng còn tùy vào từng cá thể, vì mỗi người đều có thời gian rụng trứng khác nhau. Tỷ lệ thành công cũng chỉ có 75%.
Ngược lại dùng bao thì tỷ lệ thành công lại cao hơn khi đây là một trong những phát minh tuyệt nhất của mọi thời đại. Và việc sử dụng cũng khá dễ dàng, tuy nhiên cũng có một số người dị ứng với thành phần của bao thì sẽ lại không thể áp dụng cách thông dụng này.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!