06/02/2020 10:58

Quá lạ: Cụ rùa ở miền Tây, biết nghe kinh, ăn chay và được tôn sùng

Hạnh Nguyên - Theo thethaovanhoa.vn Hạnh Nguyên

3 cụ rùa hơn trăm tuổi ở chùa Phước Kiểng, Đồng Tháp vẫn ngày ngày sống cuộc sống như các nhà sư và nhận được khá nhiều sự ngạc nhiên, tò mò của nhiều người thăm viếng, vãng lai.

Chùa Phước Kiểng tọa lạc tại địa chỉ ấp Hòa Hưng, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp do thầy Thích Huệ Từ, 82 tuổi trụ trì. Ông cho biết từ khi 8 tuổi, ông đã thấy các cụ rùa. Từ đó đến nay, các cụ rùa vẫn ngày ngày ở chùa.

Các cụ rùa chính là điểm đặc biệt của chùa Phước Kiểng, không nơi nào có. Được biết, cụ cao nhất 128 tuổi, 2 cụ 107 tuổi. Còn lại 15 cụ ở dưới hồ, cụ nhỏ nhất 90 tuổi.

Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Cụ rùa khá "thân thiết" với sư trụ trì.
Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Hình ảnh 3 cụ rùa trăm tuổi.

>>Bạn có biết: Mê mẩn trước cánh đồng sen bao la nở rộ, đẹp như tiên cảnh ở An Giang

Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết nghe kinh, ăn chay và giữ cửa

Nghe những thông tin về cụ rùa ai cũng vô cùng ngạc nhiên và tò mò. Theo thầy trụ trì thì các cụ rùa đều nghe kinh Phật, mỗi khi nghe sư ông tụng kinh, các cụ rùa dù đang ở đâu cũng bò về nằm phục, chăm chú lắng nghe, các cụ chỉ ăn chay (ăn rau muống) và giữ nhiệm vụ trấn giữ cho chùa.

Mỗi cụ sẽ giữ một vị trí trong chùa, cụ rùa lớn nhất 128 tuổi thường nằm ở ngay cửa chùa như để đón tiếp khách ra vào, thăm viếng. 1 cụ thì ngự tại cái chuông và 1 cụ nằm dưới chiếc ghế sư trụ trì vẫn ngồi hằng ngày. 

Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Cụ rùa nằm ở phía dưới ghế sư trụ trì.

>>Xem thêm: Cận cảnh lá sen khổng lồ ở Đồng Tháp có thể "cõng" cả người nặng 80 kg

Các cụ rùa khá thân thiện với khách đến thăm 

Nhiều người đến viếng chùa thắc mắc về vị trí ngự của các cụ rùa thì Thầy Huệ Từ giải thích: "Đó là thói quen của các cụ rùa nên làm gì đi nữa thì một chút cũng trở lại vị trí cũ nằm. Tuy nhiên, đến 17 giờ chiều hằng ngày là đưa 3 cụ trở về hồ rồi sáng hôm sau bế vào chùa trở lại".

Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Khách đến chùa có thể sờ lên mai cụ rùa với hy vọng gặp nhiều may mắn.
Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Có người còn bế các cụ trên tay. 
Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Xếp các cụ nằm cạnh nhau thì một lúc sau mỗi cụ sẽ bò vào vị trí riêng. 
Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Các cụ rùa là điểm thu hút của người dân khi đến viếng chùa.
Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Cận cảnh cụ rùa chùa Phước Kiểng.
Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Nhiều người còn nhét tiền vào mai rùa thay vì thùng tam bảo.
Kỳ lạ cụ rùa hơn trăm tuổi ở miền Tây biết... nghe kinh, ăn chay và giữ cửa
Cụ rùa cao tuổi nhất nằm giữ cửa.

>> Đọc thêm các bài viết thú vị tại Yan Netizen!

Choáng váng với hình ảnh tuyệt đẹp của chú rùa "báu vật cung đình" quý hiếm nhất thế giới

Nhiều người kể lại, trước đó, các cụ rùa thường xuyên bị bắt trộm nhưng kỳ lạ là chỉ vài hôm sau là kẻ trộm tự mang đến trả chùa và nhận lỗi. Họ cho rằng, từ khi mang rùa về thì gia đình xào xáo, đau ốm liên miên nên mang trả lại. Từ đó đến nay, các cụ rùa sống yên ổn tại chùa, mặc dù chỉ ăn chay nhưng vẫn khỏe mạnh và thọ đến bây giờ.

Còn bạn, đã bao giờ đặt chân đến ngôi chùa này và chiêm ngưỡng các cụ rùa chưa, cùng chia sẻ với chúng tôi nhé!

Xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé! 

Ảnh: Hòa Hội

NGOÀI CỤ RÙA TRĂM TỶ, CHÙA PHƯỚC KIỂNG CÒN NỔI TIẾNG VỚI SEN VUA

Đến chùa Phước Kiểng vào mùa nước nổi tháng 9-10 bạn có thể được ngắm sen vua.  Lúc này, sen ra nhiều, dày dặn, phủ kín mặt ao.

Những chiếc lá sen này có thể chịu đựng sức nặng trên 50 kg bạn có thể ngồi trên đó để ngắm cảnh ao, chùa.  Đến chùa, bạn sẽ bước từ cây cầu bắc ngang ao xuống lá sen qua một tấm ván và tha hồ chụp ảnh. 

Loại sen này có nguồn gốc từ vùng Amazon, chẳng biết được mang về từ lúc nào nhưng người dân địa phương chỉ nhớ rằng , đầu những năm 1990, đã thấy loài cây này phát triển trong ao chùa.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
Bị rắn cắn, cô gái tay không bắt "hung thủ" vào viện kiểm tra xem có độc hay không
Scroll to top