Bữa cơm Việt Nam mang rất nhiều ý nghĩa, nó không chỉ đơn thuần là ăn cho no bụng mà còn hàm chứa văn hóa riêng của con dân Việt. Bữa cơm là hạnh phúc, là linh hồn, là nơi để các thành viên trong gia đình gắn kết, bồi đắp sự yêu thương với nhau.
Có nhiều người cho rằng những quy tắc khi ngồi vào bàn ăn là không cần nhắc nhở cũng phải biết và thực hiện theo. Nó không còn là phong tục áp dụng cho từng vùng miền nào mà là một phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa của mỗi cá nhân. Dưới đây là một số lưu ý trên mâm cơm của người Việt.

>>> Đừng bỏ lỡ: Những điều người Việt thường làm vào đêm giao thừa để cầu mong năm mới sung túc, bình an
Quy tắc dùng đũa
Có thể nói rằng dùng đũa là điều cơ bản nhất không chỉ mỗi các nhân mà tất cả mọi người cần phải biết và thực hiện. Cách dùng đũa còn thể hiện phép lịch sự, nét văn hóa của mỗi cá nhân khi dùng.
Khi dùng đũa trong bữa cơm, người ta kiêng kị việc cắm đũa dựng đứng vào bát cơm, thêm vào đó, không được xới lộn đĩa thức ăn, phải đổi đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác, không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm,...

Việc cầm đũa được người xưa dạy rằng không cần phải quá cứng nhắc, nó chỉ là điều cơ bản mà không ai là không làm được. Nó sẽ tạo nên cái thói quen hàng ngày và thực hiện sẽ dễ dàng hơn cho mỗi cá nhân.

>>> Xem thêm: Quan niệm dân gian: Tắm lá mùi vào chiều 30 Tết giúp gột bỏ xui xẻo
Quy tắc khi ngồi ăn
Ngoài việc dùng đũa sao cho đúng phép lịch sự tối thiểu thì việc ngồi ăn cơm là rất quan trọng. Điều cần chú ý khi ngồi ăn là tư thế thẳng lưng, vai thoải mái, đặt cả hai tay lên bàn, giữ khoảng cách nhất định và mắt để ngang tầm.
Trong khi ăn cần tuyệt đối tránh cho cơm đầy trong miệng mà nói chuyện với mọi người, khi nhai tối kỵ chép miệng, không tạo tiếng ồn khi ăn, không gõ đũa gõ thìa, phải ăn hết thức ăn trong bát, không được gắp liên tục một món. Ngoài ra cần để ý tìm vị trí tay thuận để tránh va chạm với mọi người trong bữa cơm.

Dù trong bất kỳ khuôn khổ gia đình hay khi là khách, tuyệt đối không chê bai bất kỳ món ăn nào chưa hợp khẩu vị. Đây là điều cực kỳ quan trọng vì nó đơn thuần là phép lịch sự mà tất cả mọi người cần chú ý.
Nếu trong bữa ăn có cả ông bà - những người lớn tuổi, họ chỉ cần nói "các con ăn cơm". Thế nhưng, trẻ con phải mời người lớn, lần lượt từ bậc vai vế cao nhất trở xuống ăn cơm. Sau khi kết thúc bữa ăn, dù chỉ có hai vợ chồng với nhau thì cũng nên nói cảm ơn vì đã nấu cho người kia. Đừng tiếc lời để khen ngợi một món ăn ngon.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thắp hương ngày Tết sao cho đúng, tưởng dễ nhưng không phải ai cũng biết!
Ngoài những điều này, những quy tắc trên mâm cơm người Việt còn khá nhiều, tuy nhiên không còn quá khắt khe. Còn lại, những điều trên có thể nói rằng đều là phép lịch sự tối thiểu, vì vậy dường như ai cũng nên nắm rõ và tuân thủ nó, tránh những điều không phải phép, mất lịch sự trong mâm cơm.
Chia sẻ ý kiến của bạn về những quy tắc này tại fanpage YAN Netizen nhé!
Quý độc giả theo dõi những thông tin thú vị khác trên Bestie!
Người Việt luôn có những phong tục tập quán riêng biệt, như việc cưới hỏi thường phải qua ba bước sau:
- Dạm ngõ: Vào ngày này, nhà trai mang lễ, trầu cau - biểu tượng tình cảm vợ chồng của người Việt đến nhà gái để làm lễ, dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên để xin hỏi cưới vợ cho con mình. Sau đó, nhà gái gửi lại lễ, đây gọi là "lại quả".
- Ăn hỏi: Đây là ngày để hai bên gia đình gặp mặt, ấn định ngày cưới cho hai con. Vào ngày này, cô dâu được coi là đã có nơi có chốn để về.
- Lễ cưới: Lễ cưới truyền thống của người Việt trải qua khá nhiều bước: Lễ nạp tài, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ tơ hồng, lễ hợp cẩn, lễ cưới, lại mặt. Sau tất cả, cô gái chính thức về làm dâu nhà người.
Đến nay, những thủ tục rườm rà dường như đã được cắt bỏ, thế nhưng những bước cơ bản của một lễ cưới thì vẫn còn được giữ nguyên vẹn và thực hiện đầy đủ, đúng thứ tự, thủ tục.