Người nói dối thường sẽ nói rất nhiều để hướng người đối diện theo những điều họ tự "vẽ ra". Vì quá chú tâm đến ngôn ngữ sao cho logic và chân thật nhất nên vô tình để lộ cảm xúc thật, ngôn ngữ cơ thể cũng trở nên vụng về, luống cuống.
Thật ra, không phải ai nói dối cũng có biểu hiện giống nhau, cũng không có dấu hiệu nào chính xác 100% chứng tỏ người đối diện đang lừa dối mình nhưng theo các nhà tâm lý học, dưới đây là những biểu hiện thường gặp của những người nói dối.

> > Xem thêm: Tha thứ cho sự phản bội của chồng là sự lựa chọn của người phụ nữ thông minh
1. Hay ấp a ấp úng, lời nói bị ngắt quãng
Nếu để ý bạn sẽ thấy những người nói dối câu từ của họ không bao giờ suôn sẻ, lúc nào cũng đứt đoạn, ngắt quãng. Họ sẽ thường chêm vào các từ như "à", "à thì", "ừ thì"... trong lúc đó họ sẽ nghĩ tiếp những gì mình định nói.

2. Lặp từ nhiều, nói đi nói lại một ý gì đó để tạo niềm tin
Nói lặp đi lặp lại nhiều lần các từ ngữ là biểu hiện rõ nhất của người nói dối. Họ không biết rằng mình đã lăp lại bao nhiêu lần trong cùng một ý. Người nói dối nói nhiều, giải thích kĩ càng dù không được yêu cầu nhằm mục đích giúp người đối diện tin vào những gì họ nói.

3. Biểu cảm quá lâu, làm lố
Theo các nhà tâm lý học thì mỗi cảm xúc thật trên gương mặt của con người thường không quá 5 giây, sau đó nghỉ 1 tí rồi mới thể hiện tiếp cảm xúc.

Nhưng nếu người đối diện bạn biểu lộ cảm xúc hơi quá lố, kéo dài hơn 5 giây thì khả năng đó là cảm xúc giả, họ chỉ đang cố gắng tạo ra hòng che mắt một sự thật nào đó mà thôi.
4. Cảm xúc chậm hơn lời nói

Cảm xúc của con người thường xuất hiện trước lời nói nên mới có câu "chưa nói đã cười". Các dây thần kinh sẽ tác động vào não bộ làm chúng ta cười, khóc hoặc buồn bã, thất vọng trước sau đó mới thể hiện qua lời nói. Vì thế nếu bạn nói ra một điều gì đó nhưng tận 5-10 giây sau người đó mới bộc lộ cảm xúc thì đó chỉ là cảm xúc giả tạo mà thôi.
> > Có thể bạn quan tâm: 6 điều không thể tha thứ trong tình yêu
5. Sự chân thành của cảm xúc
Chúng ta miệng có thể nói những lời dối trá, không đúng sự thật một cách trơn tru nhưng cảm xúc trên gương mặt thì rất khó có thể làm điều đó. Khi nói thật, nụ cười của bạn sẽ tự nhiên, thoải mái cơ mặt dãn ra, đôi khi còn xuất hiện nếp nhăn.

Còn khi nói dối, sẽ có biểu hiện đơ cứng, giả tạo, có thể là cười mỉm chi, hoặc cười to nhưng không chứa đựng cảm xúc, chỉ để thể hiện cho người khác thấy là mình đang cười mà thôi.
6. Trả lời bằng chính những từ ngữ trong câu hỏi

Để ý kĩ bạn sẽ thấy, những người đang nói dối thường lặp lại câu hỏi, nếu trả lời cũng sử dụng cách diễn đạt giống hệt với câu hỏi bạn đưa ra. Có thể họ chưa nghĩ ra được câu trả lời đáng tin, không tự tin "chế" ra được câu gì để đáp lại. Chính vì thế nên đã cố gắng bám sát câu hỏi để không bị hỏi thêm, không bị lộ ra sơ hở.
>>Bạn có biết: Khi phụ nữ nói dối chứng tỏ người đàn ông bên cạnh không đáng tin cậy
Ai trong chúng ta cũng đã từng nói dối, có những lời nói dối vô hại nhưng cũng những lời nói dối làm ảnh hưởng đến nhiều người. Và để nhận biết một người đang thật lòng hay nói dối thì cứ quan sát thật kĩ, bởi ngôn ngữ cơ thể tiết lộ được rất nhiều điều về một người từ suy nghĩ, tính cách đến việc người ấy có nói dối hay không.
Còn bạn, đã phát hiện ra ai đó nói dối mình chưa, cùng chia sẻ nhé.
Nguồn Brightside
Cùng xem thêm các bài viết thú vị tại Bestie nhé!
ĐỪNG LO KHI TRẺ NÓI DỐI, ĐIỀU NÀY CHỨNG TỎ TRẺ CÓ NHẬN THỨC TỐT
Đối với người lớn, nói dối là thói xấu cần bỏ, tuy nhiên với trẻ em thì điều đó mang nhiều ý nghĩa khác. Giám đốc Viện Nghiên cứu Trẻ em của Đại học Toronto, Tiến sĩ Kang Lee cho biết cha mẹ đừng quá lo lắng khi phát hiện con trẻ nói dối.
Đừng nghĩ trẻ em không biết gì, chúng hiểu hết mọi thứ, mỗi khi làm sai điều gì và sợ bố mẹ mắng chúng thường hay nói dối.
Trẻ em nói dối rất dễ phát hiện. Và điều này chứng tỏ, bé đã đạt đến một mốc phát triển mới. Khi đã đủ nhận thức (rằng mình nói dối sẽ không bị mẹ la, nói dối để được mẹ thưởng) thì các bé mới biết nói dối, thế nên, đừng quá lo lắng, con bạn vẫn phát triển bình thường.
Xem thêm Tại đây!