Những ngày vừa qua, cuộc chiến chống dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều nước chưa có dấu hiệu dừng lại. Một trong số đó phải kể đến chính là Daegu, khu vực bị ảnh hưởng dịch nặng nề tại Hàn Quốc.
Những bác sĩ, y tá tại đây dường như phải vắt kiệt sức lực của mình để đảm bảo sức khỏe cho các bệnh nhân. Số lượng người mắc bệnh ngày một tăng nhưng hệ thống y tế lại không thể đáp ứng nổi.

Y tá Lee Hee Joo - Bệnh viện Đại học Kei Myung
Mặc dù đối diện với tình hình dịch bệnh hoành hành đã lâu, thế nhưng y tá Lee Hee Joo vẫn không thể quên được những ký ức kinh hoàng trong ngày đầu dịch mới bùng phát. Cảnh tượng tại bệnh viện Daegu Dongsan (trước đây đã sáp nhập với đại học Kei Myung) bị phong tỏa khiến cô choáng ngợp, tập trung tối đa khi được căn dặn về phương pháp bảo hộ, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Dù nghe dặn kỹ lưỡng, cô thậm chí vẫn loay hoay 20 phút mới có thể quen với việc trang bị đồ bảo hộ. Theo lời tâm sự của nữ y tá, mọi người đều khó khăn trong di chuyển khi mặc những bộ đồ trang bị này.

Kể về những khó khăn mà những bác sĩ, y tá phải chịu đựng, cô Lee cho rằng ngay cả việc xem toa thuốc của bác sĩ cũng là điều khó khăn vì hơi ẩm trong kính bảo hộ khiến cô không thể nhìn rõ. Việc tiêm thuốc, truyền dịch cho bệnh nhân đều không dễ dàng khi bất cứ lúc nào cũng phải đeo găng tay. Thực tế, dù được bảo hộ đầy đủ, các nhân viên y tế vẫn là những người có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao dù sơ suất rất nhỏ. Một lần, cô Lee còn thấy một nữ y tá chảy máu mũi trong quá trình làm việc. Tất cả họ đều có chung mong muốn dịch bệnh mau chấm dứt để được quay về cuộc sống đời thường.

>> Xem nhanh: Nam thanh niên trốn cách ly, mạnh miệng "Chả bị gì dù ở Daegu trở về"
Y tá Kim Mi Rae – Bệnh viện đại học Kyung Pook
Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm quốc gia Daegu Bukgu (trước đây được gọi là bệnh viện đại học Kyung Pook) hiện là nơi cách ly của rất nhiều bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Y tá Kim Mi Rae (60 tuổi) là một trong số những người đã chiến đấu với căn bệnh dù rằng bà đã chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu.
Chia sẻ với tờ Joongang Ilbo (Hàn Quốc), bà Kim cho rằng: “Những y tá và bệnh nhân đang phải chiến đấu với virus corona như đang mắc kẹt trong một phòng bệnh như đảo hoang không người chỉ chờ nhận những loại lương thực tối thiểu nhất cần thiết cho sự sống”. Dường như không chỉ mình bà mà trong thời điểm này, bất kỳ ai cũng rất bất an, lo sợ trước sự hoành hành của căn bệnh.

>> Đừng bỏ lỡ: Dân tình tại Nhật, Hàn vẫn tụ tập đông người bất chấp dịch bệnh
Tình trạng hiện tại của Hàn Quốc kể từ ngày dịch bệnh bùng phát
Thống kê cho thấy các ca bệnh ở Hàn Quốc chủ yếu tập trung tại thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang. Theo KCDC, tổng số ca nhiễm tại thành phố Daegu đã lên đến 5.378 ca (tính đến ngày 8/3). Tỉnh Bắc Gyeongsang tổng cộng 1.081 ca nhiễm. Ngoài ra các khu vực khác cũng có trường hợp nhiễm mới.
Hiện tại, Hàn Quốc là quốc gia có số ca nhiễm cao thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Tại đây, chính phủ cũng đang nỗ lực kêu gọi người dân phòng chống, cảnh giác trước dịch bệnh. Ngoài ra, việc đẩy mạnh sản xuất khẩu trang cũng được kêu gọi tối đa.

>> Có thể bạn quan tâm: Nghị viên Hàn Quốc đề nghị thay bắt tay bằng "bắn tim" để chống Corona
Không riêng gì Hàn Quốc, rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải chống chọi với căn bệnh nguy hiểm này. Và bên cạnh những nỗ lực của người bệnh thì bộ phận y bác sĩ cũng chịu áp lực không kém. Điều chúng ta cần làm chính là luôn nâng cao cảnh giác trước dịch bệnh, bảo vệ bản thân mình cũng đồng nghĩa với việc hạn chế được áp lực của những người xung quanh.
Cùng đón đọc nhiều tin tức hấp dẫn khác tại Bestie nhé!
CÁC Y BÁC SĨ TẠI DAEGU PHẢI CẦU CỨU HỖ TRỢ VÌ KIỆT SỨC VÀ MỆT MỎI
Daegu, Hàn Quốc hiện đang là một trong những khu vực quá tải trước tình trạng dịch Covid-19 hoành hành.
Trước tình huống này, nhiều nhân viên y tế cảm thấy áp lực, quá tải, thậm chí từ bỏ công việc vì không chịu đựng nổi trước căn bệnh.
Theo thông tin từ tờ Korea Times, trung tâm y tế Pohang đã có 16/100 nữ y tá xin nghỉ việc vì nhiều lý do. Một trong số những nguyên nhân chính là do họ cảm thấy bản thân không chịu nổi trước áp lực công việc cao.
Thậm chí, có những người còn chia sẻ rằng họ không thể về nhà liên tục nhiều ngày vì nguồn nhân lực thiếu thốn trong khi số ca bệnh ngày một cao.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!