Theo TS. Asok Kurup – Học viện Y khoa (Singapore), mỗi người mắc COVID-19 nếu không chủ động tự cách li thì bất cứ thời điểm nào cũng có thể lây cho ít nhất 3 hoặc 4 người, không phải chờ đến phát bệnh mới lây sang người khác.
Ở Việt Nam, điều chúng ta lo lắng nhất cũng đến khi một bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới mắc Covid-19 do lây nhiễm chéo trong lúc chẩn đoán và cấp cứu cho những bệnh nhân mắc COVID-19.

>> Xem thêm: Người mang nhóm máu A có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn
Bác sĩ khoa cấp cứu của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) bị nhiễm
Theo thông tin từ Bộ Y Tế, bác sĩ 29 tuổi làm việc tại khoa cấp cứu của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) là ca nhiễm thứ 116 (BN116). Bác sĩ đã có gần 2 tháng cùng tham gia chống dịch COVID-19 (bắt đầu công việc từ ngày 31/1). Công việc của anh là khám và chẩn đoán các bệnh nhân nghi COVID-19, tham gia điều trị và cấp cứu những bệnh nhân có dấu hiệu nặng. Anh cũng được trang bị đầy đủ đồ phòng hộ theo quy định, sau giờ làm vẫn ở trong khu cách ly riêng.

>> Có thể bạn quan tâm: Quy định chính thức về việc chống dịch Covid-19 tại Việt Nam
"20 ngày liên tục điều trị cho bệnh nhân, không một bữa cơm nhà, giờ anh đã thấm mệt"
Trang fanpage của Trung tâm tin tức VTV24 đã tri ân vị bác sĩ BV Bệnh nhiệt đới mắc Covid-19 nói riêng và các cán bộ, nhân viên y tế, các tình nguyện viên... nói chung, những người tích cực tham gia chống dịch ở tuyến đầu.

Thế mới thấy được đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu đã vất vả và gian khổ như thế nào để phòng chống dịch COVID-19. Thật ra, chẳng ai muốn đương đầu với sóng gió khó khăn, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nhưng vì trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, họ đã chấp nhận xa gia đình, đánh đổi sức khỏe của mình để cứu những người không may mắc bệnh.
Như vị bác sĩ - bệnh nhân số 116, anh đã cố gắng hết mình, thậm chí trải qua 2 tháng ròng rã xa gia đình, trong đó 20 ngày ở khu cách ly, không một bữa cơm nhà, cho đến khi thấm mệt. Nhưng anh hãy cứ kiên cường, đã có các đồng nghiệp chăm sóc anh, rồi anh sẽ vượt qua, và chúng ta lại tiếp tục sát cánh bên nhau để chiến đấu với virus. Chúng ta nhất định phải chiến thắng!
>> Có thể bạn chưa xem: Bà cụ 79 tuổi mắc Covid-19 lập kế trốn viện làm y bác sĩ Trung Quốc lao đao
Ngay khi đoạn status được đăng tải nhiều người thi nhau gửi lời chúc sức khỏe
- "Thực sự lo lắng và thương cho các bạn ở tuyến đầu chống dịch".
- "Các bạn vì mọi người, mọi người cũng sẽ vì các bạn. Chúng ta sẽ đồng hành đánh bay đại dịch này".
- "Lại nhớ đến câu chuyện của Vũ Hán. Bác sĩ 20 tuổi tạm dừng đám cưới để chữa bệnh".
- "Hy vọng người dân có ý thức hơn để các bác sĩ tuyến đầu không quá vất vả".

Hiện tại, vắc xin phòng bệnh vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. Chính vì thế mỗi chúng ta cần có trách nhiệm trong việc tự bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Cùng đón đọc những tin tức mới nhất từ Bestie nha!
Y BÁC SĨ LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, Chính phủ đã đưa ra khuyến cáo người dân tốt nhất nên ở nhà, không nên ra đường nếu như không có việc gì cần thiết. Nếu phải ra thì nên đeo khẩu trang, rửa tay cẩn thận.
Các ca nhiễm của Việt Nam chủ yếu là người trẻ: những du học sinh từ nước ngoài về, người trẻ đi du lịch, đi công tác. Số lượng người già bị nhiễm ít vì ít các ca lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Đối với những y bác sĩ làm việc ở tuyến đầu, vì phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nên họ là những người có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì thế những ai đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cần trung thực trong khai báo để giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm chéo.