Son môi được coi như một vật bất li thân đối với chị em phụ nữ, giúp tô điểm cho khuôn mặt trở nên tươi tắn và rạng rỡ hơn. Các cô gái đều phải sở hữu cho riêng mình ít nhất từ 2-3 cây son, son màu thì cũng son bóng, son dưỡng…
Các hãng mỹ phẩm rất biết chiều lòng chị em bằng cách ra các loại sản phẩm son đa dạng màu, phù hợp trend. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ để ý màu sắc mà quên kiểm tra đến thành phần, nguồn gốc của cây son và cách sử dụng, bảo quản hợp lí. Và cũng do lạm dụng son quá nhiều đã gây ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe không ai ngờ tới.

>>Đừng bỏ lỡ: 10 tuyệt chiêu cho môi hồng tự nhiên, không bong tróc
1. Chì trong son môi
Nghiên cứu từ Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố trong hầu hết các mẫu kiểm tra son môi đều chứa chì. Chì trong son môi không xuất phát từ nguyên liệu chính làm ra, chì được sử dụng trong công đoạn tạo màu cho son. Và kim loại này gây ra nhiều căn bệnh cho con người, có thể nhiễm trực tiếp qua cơ thể qua ăn uống, qua da khi sử dụng mỹ phẩm.

>>Xem thêm: Hết lo nhiễm chì, thâm môi với màu son siêu đẹp tự chế từ loại củ này
3. Không tẩy trang sạch môi
Son lì là dòng son được yêu thích, dù đắt tiền và lên màu đẹp nhưng rất khó tẩy trang. Có những trường hợp còn làm tổn thương, gây ra những vết thâm và nếp rãnh rất xấu trên môi. Mặc dù điều này không phải là mối nguy hiểm lớn nhưng không ai muốn mình lại có một đôi môi xấu xí, thâm đen đúng không nào?

5. Son môi không đúng cách
Theo Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hùng, Bệnh viện Da liễu TP.HCM: “Bờ môi, một vùng chuyển tiếp đặc biệt từ cấu trúc da đến màng niêm mạc, chỉ duy nhất được thấy ở loài người. Bờ môi không có lông, không có tuyến nước bọt. Thượng bì của bờ môi có cấu trúc đặc biệt, môi rất dễ tổn thương, dễ bị mất nước và khô. Môi khá nhạy cảm với môi trường, nếu tiếp xúc kéo dài với ánh nắng mặt trời, có thể bị bệnh viêm môi ánh sáng, hay thậm chí ung thư"

Đặc biệt khi dùng son môi, bác sĩ Hùng lưu ý chị em cần cẩn trọng vì son môi có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng.
“Có nhiều kim loại nặng trong son môi, do đó không nên thoa quá nhiều lần. Nếu thoa các loại son này với tần suất 3 lần/ngày thì lượng hấp thu các kim loại này vào cơ thể sẽ cao hơn ngưỡng cho phép, có thể gây nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ. Tại Việt Nam cũng đã có báo cáo về trường hợp ngộ độc chì do thoa son môi nhiều hơn 3 lần/ngày”
>>Bạn có biết: Bôi thứ này sau một đêm, môi thâm xì sẽ trở nên hồng hào
Cứ nghĩ rằng son môi là một thói quen làm đẹp hằng ngày của các cô gái và không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe thế nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều thì sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thể đúc kết được kinh nghiệm trong việc tô son làm đẹp cho bản thân.
Còn bạn, có thói quen tô son, dặm son nhiều lần trong ngày không, cùng chia sẻ nhé!
Cập nhật thông tin hữu ích trên trang Bestie.vn.
Ảnh Tổng hợp
Để tránh những tình trạng xấu xảy ra, đây là cách dưỡng môi mà chị em cần biết:
Duy trì sự ẩm mượt cho đôi môi: dùng các thành phần dưỡng tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu…hoặc son dưỡng.
Không dùng son dưỡng chứa các thành phần như: Vaseline (còn gọi là petroleum jelly), mineral oil (còn gọi là liquid paraffin, white oil, liquid petroleum) hay carmex để dưỡng ẩm vì chúng có thành phần chủ yếu được chiết xuất từ dầu mỏ.
Thường xuyên tẩy da chết cho da: Mỗi sáng hãy dùng bàn chải đánh răng chải nhẹ đôi môi để tẩy tế bào chết, hoặc dùng một chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm để xoa nhẹ. Bên cạnh đó, các nàng có thể tự làm hỗn hợp tẩy da chết từ đường và mật ong, massage rồi rửa sạch giúp đôi môi mềm mại.
Tẩy trang bằng dầu tẩy trang: nước tẩy trang chỉ giúp rửa sạch khuôn mặt nhưng với những chất khó ra như son lì thì dầu tẩy trang giúp tiết kiệm thời gian và sạch hơn.