Một số gia đình việc vợ giữ toàn bộ tiền lương cũng như tiền thưởng của chồng là chuyện bình thường. Thế nhưng giữ hết và không để lại tiền cho chồng tiêu xài mới đáng nói. Thế nên rất nhiều ông chồng than phiền về cách cư xử của vợ mình. Đây cũng chính là hành vi không được khuyến khích và đã có quy định pháp luật điều chỉnh.

Câu chuyện của chàng trai làm việc vất vả cả năm nhưng đến Tết thì không được vợ cho tiền tiêu
Vừa qua, trên một trang mạng xã hội chia sẻ câu chuyện của anh Nguyễn Văn N, hiện đang sinh sống tại TPHCM bị người vợ giữ toàn bộ tiền và không cho anh một khoảng nào để tiêu Tết. Anh cảm thấy bức xúc về vấn đề đó nên đã chia sẻ câu chuyện của mình lên để nhận được lời khuyên của mọi người:
"Tôi có vợ được sáu năm và sinh được hai đứa con. Hằng tháng tôi đều lo đóng tiền học cho con, tiền điện, nước, còn vợ tôi thì lo tiền ăn.
Tuy vợ tôi cũng đi làm có lương nhưng mỗi tháng vợ tôi lại yêu cầu tôi đưa thêm 10 triệu đồng. Vì thế, tôi cũng còn 3 triệu đồng để tiêu xài cá nhân như ăn uống, xe cộ, đám tiệc,... Có tháng, mẹ ở quê bảo tôi gửi tiền về sửa nhà thì vợ tôi cho mượn nhưng tháng sau phải trả dần. Chính vì thế, tháng nào tôi cũng trong tình trạng nợ nần chồng chất áp lực vô cùng.
Vừa rồi tôi được công ty thưởng Tết hai tháng thu nhập thì bị vợ tôi lấy sạch không đưa lại đồng nào. Tôi thấy ức chế lắm nhưng nói cách nào vợ tôi cũng không đưa thêm. Cho tôi hỏi việc vợ tôi cứ lấy tiền của tôi như vậy thì cô ấy có bị phạm luật không, luật quy định như thế nào?"

>>Bạn có biết: Tình yêu nào cũng có 5 giai đoạn cần trải qua nhưng đa số đều dừng lại ở giai đoạn thứ 3
Cộng đồng mạng đã vô cùng bức xúc trước hành động của người vợ mình
Sau khi câu chuyện của anh N chia sẻ trên mạng xã hội thì cộng đồng mạng một lần nữa dấy lên những tranh cãi quyết liệt. Người thì cảm thấy vợ lấy sạch tiền như thế thì cũng hơi quá đáng nhưng cũng có người cho rằng tiền vợ giữ cũng chỉ là để lo cho sinh hoạt gia đình mà thôi.

- "Vợ con mình mà hơi đâu mà tính toán, cùng lắm thì lôi ra nói vài câu cho hiểu là được rồi. Chứ mà làm gắt thì vợ ông bị phạt tiền đấy."
- "Nghe mà tức nghĩ sao làm cực như trâu bò mà còn lấy hết tiền rồi sao sống đây"
- "Thử mà để vợ ông bị phạt đi rồi thấy cái cảnh ha, tiền của ông luôn đấy. Dại quá đi"
- "Thôi có gì vợ chồng ngồi lại nói chuyện với nhau tìm ra cách giải quyết hết mà"
>>Xem thêm: Có một giai đoạn trong tình yêu gọi là: chán đến mức chẳng có gì để nói
Với hành động của cô vợ liệu rằng có điều luật nào được đặt ra để xử phạt những vấn đề này?
Theo Dân Viêt, giải đáp thắc mắc xoay quanh việc vợ giữ lương của chồng nhưng khi chồng cần vào mục đích chính đáng, như việc tiêu Tết nhưng vợ dùng dằng không 'trích quỹ', luật sư Phạm Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết:
Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong hiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Như vậy, theo những quy định trên thì thu nhập từ tiền lương của chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng và người chồng được quyền sử dụng tài sản này bình đẳng như người vợ.
Khoản 1 Điều 56 Nghị định 167/201 quy định: Phạt tiền 300.000-500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng. Người chồng có thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu vợ mình vẫn khăng khăng không đồng ý cho chồng sử dụng số tài sản chung của hai người.

>>Đừng bỏ lỡ: Những khoảnh khắc khi yêu từ lần đầu gặp gỡ đến khi "ta là của nhau", bạn ở giai đoạn nào?
Thông qua điều luật đó ta có thể hiểu, nếu không có thỏa thuận khác thì tiền lương của mỗi bên sau khi kết hôn sẽ là tài sản chung của vợ, chồng. Trường hợp người vợ của anh N thu hết tiền lương của chồng và không để chồng cùng sử dụng số tiền đó sẽ phải chịu mức án phạt hành chính từ 300.000 đồng - 500.000 đồng nêu trên.
Thông qua bài viết ta có thể thấy được quy định đã có hiệu lực từ rất lâu nhưng vẫn rất khó áp dụng vào cuộc sống, vì chính chẳng có ai lại đi kiện vợ mình để dẫn đến việc xử phạt như thế. Nếu có xử phạt thì không phải tiền người vợ nộp phạt là tiền của người chồng hay sao? Bên cạnh đó đối với các gia đình hiện nay, người vợ thường được giao trọng trách là "thần giữ của" nên hàng tháng chồng đưa lương cho vợ và giữ lại một khoảng dành cho chi tiêu hàng ngày là vô cùng hợp lý.
Thế còn bạn, bạn nghĩ sao về chuyện cô vợ thu hết tiền lương của chồng?
Quý độc giả cùng theo dõi các thông tin thú vị khác trên Bestie nhé!
Đàn bà sống bằng tiền của mình: Cực thân một chút mà an lòng
Cuộc sống này vốn dĩ luôn công bằng, cái gì cũng có cái giá của nó. Nên việc tiêu tiền của đàn ông, dù đó có chính là chồng mình đi chăng nữa thì cũng chẳng mấy vui vẻ và sung sướng lâu bền được. Giá trị bản thân và tự do của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động tài chính của chính họ. Một người phụ nữ độc lập sẽ luôn được xã hội đón nhận, gia đình và đặc biệt đó chính người đàn ông bên cạnh mình tôn trọng hết mực và thương yêu rất nhiều.
Hiện trạng ta vẫn luôn thấy được rằng các cô gái trẻ hiện này đang sống trong một lối suy nghĩ màu hồng rằng: cứ ra trường, tìm cho mình công việc bình thường, rồi kiếm một anh chồng giàu có và sống một cuộc đời sung sướng. Suy nghĩ đã vô tình làm cho họ sống một cách "an phận" không biết cố gắng phấn đấu và chính vì thế đã đẩy họ đi xuống theo. Đến khi lấy chồng, bản thân không thể độc lập kinh tế tài chính, sống phụ thuộc thì mới rõ được khổ hay sướng như thế nào.
>> Xem thêm: TẠI ĐÂY!