01/08/2020 14:37

Kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo, chớ phạm phải kẻo xui rủi cả năm

Uyên Phương  - Theo thethaovanhoa.vn Uyên Phương

Theo quan niệm dân gian, bên cạnh việc soạn sửa mâm cỗ, lễ vật để dâng lên ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp thì cũng có một số điều kiêng kị nhớ đừng phạm phải kẻo dễ mang đến xui rủi cả năm.

Theo phong tục truyền thống thì lễ cúng ông Công ông Táo thường được nhiều gia đình Việt chúng ta tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp để cầu mong các Táo giúp gia đình mình giữ “bếp lửa” luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ hết những quy định trong lễ cúng đặc biệt này. Dưới đây là một số điều kiêng kị trong việc cúng ông Công ông Táo mà nhiều gia đình có thể chưa biết.

Cúng ông Công, ông Táo dịp cuối năm cần lưu ý những gì?
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo được sắm sửa tùy theo thói quen của mỗi nhà.

>> Có thể bạn quan tâm: Bạn sẽ nghèo "không ngóc nổi đầu" nếu như đặt những thứ này trong ví

Không nên đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo dưới bếp

Theo các chuyên gia phong thủy chia sẻ, nếu nhà gia chủ đặt ban thờ Táo quân dưới bếp thì chỉ cần thắp hương ở ban thờ này là đủ, tuyệt đối không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp hoặc ở bàn thờ Phật.

Gia chủ cũng có thể đặt mâm lễ cúng Táo Quân ngoài trời và khi cúng nhớ đặt cá chép bên cạnh. Trong trường hợp nhà không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở ngay kệ bếp. 

Cúng ông Công, ông Táo dịp cuối năm cần lưu ý những gì?
Tuyệt đối không nên đặt mâm lễ cúng ông Táo ở dưới bếp hoặc ở ban thờ Phật.

Những món không nên đặt trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Ngày nay, do cuộc sống hiện đại, hầu hết mọi người đều quá bận rộn nên mâm cỗ cúng ông Táo trong nhiều gia đình cũng giản tiện hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, tùy hoàn cảnh gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo cách của riêng mình. 

Tuy nhiên, dù giản đơn đến thế nào thì gia chủ cũng phải hết sức lưu ý không được đặt những món ăn này lên mâm cỗ cúng ông Táo, ví như các món làm từ chim, vịt, ngỗng, trâu, bò, dê... nhưng quan trọng hơn cả chính là món cá chiên. Nhiều người nghĩ rằng cúng cá chiên (thay vì phóng sinh cá) cũng như cách “gửi” phương tiện đi lại cho các vị Táo quân, nhưng theo quan niệm dân gian thì đây là món đại kị không nên có trong mâm lễ cúng ông Công ông Táo. 

>> Bạn xem chưa: “Quyền năng cực đại’” của chiếc đồng xu tí hon chưa một ai biết đến

Không ném cá chép 

Theo quan niệm dân gian, sau lễ cúng ông Công ông Táo thì người dân thường phóng sinh cá chép sống xuống sông, hồ nhằm cầu mong may mắn cả năm. Nhưng cá chép trong lễ cúng tượng trưng cho "phương tiện đi lại" của ông Công ông Táo nên gia chủ chỉ nên thả cá từ từ xuống nước để cá có thể sống. Tuyệt đối không được ném cá chép từ trên cao xuống như trên cầu...

Cúng ông Công, ông Táo dịp cuối năm cần lưu ý những gì?
Khi phóng sinh cá nên thả từ từ nhẹ nhàng, tránh việc ném quá mạnh.

>> Xem thêm: Bật mí cách chọn ví theo phong thủy để "tiền vô như nước"

Không nên cầu xin tài lộc trong lễ cúng Táo Quân

Theo các chuyên gia phong thủy thì cuối năm mục đích Táo Quân lên thiên đình cũng là để thuật lại cho Ngọc Hoàng biết các việc lớn nhỏ của gia chủ. Do đó, không nên khấn xin tài lộc trong lễ cúng này vì chẳng có tác dụng gì cả còn khiến điều xui rủi xảy đến, thay vào đó, gia chủ chỉ nên khấn và cầu xin ông Táo báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp là được.

Hành động đẹp của người dân trong ngày ông Công ông Táo

Tuy những thông tin như trên chỉ mang tính chất tham khảo nhưng theo phong tục cổ truyền cũng như quan niệm của ông bà ta xưa "có thờ có thiêng có kiêng có lành", thế nên các gia đình cũng nên lưu ý làm lễ cúng ông Táo đúng giờ và đúng ngày với sự thành kính tôn nghiêm để mong vạn sự được thuận lợi với gia đình mình trong năm mới.

Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa

Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào mới tốt?

Theo lịch 2020, ngày lễ ông Công ông Táo năm nay tính theo Dương lịch sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 17/01/2020 - ngày làm việc của rất nhiều người. Vậy phải cúng ông Táo vào giờ nào cho thuận tiện và tốt nhất?

Chia sẻ trên laodong.vn, Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh (Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam) cho rằng: "Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà gia chủ có thể làm lễ cúng ông Công ông Táo vào những thời điểm khác nhau. Có người cúng vào những hôm trước; có người cúng vào sáng sớm, và cũng có người cúng vào buổi chiều ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì gia chủ nên cúng vào đúng ngày 23 tháng Chạp vẫn tốt hơn".

Còn theo phong tục người xưa truyền lại thì lễ cúng ông Công ông Táo thường được người dân thực hiện từ ngày 21 đến trước 11g trưa 23 tháng Chạp. Thế nên, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp thì các gia đình vẫn có thể lựa chọn thời gian phù hợp để đưa ông Công ông Táo chầu trời.

Bài viết liên quan

Video có thể bạn quan tâm
TyhD - chèn ép là một yếu tố cần thiết
Scroll to top