Mùa đông lạnh thì còn gì khoái khẩu hơn một nồi lẩu ấm nóng nghi ngút khói. Tuy nhiên ăn lẩu không đúng cách hoàn toàn có thể mang đến những căn bệnh khó lường và cô gái dưới đây chính là minh chứng rõ ràng nhất.

Cô gái bị gút cấp tính sau nhiều ngày ăn lẩu
Một phụ nữ 27 tuổi tên Tiểu Đào đến từ Đài Trung, Đài Loan đã phải đến bệnh viện khám sau khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở các ngón chân. Cô được chẩn đoán là đã mắc bệnh gout cấp tính.

Nguyên nhân của căn bệnh này được biết đến là do người phụ nữ đã liên tiếp ăn lẩu trong nhiều ngày để mừng sinh nhật. Và chỉ đến khi ngón chân cái bên trái bị sưng đỏ và đau khiến cô mất ngủ thì cô mới đến bệnh viện để kiểm tra.
>> Xem thêm: Nghiện dùng smartphone khi đi nặng, người đàn ông bị sa trực tràng
Ăn lẩu dễ mắc bệnh gout
Theo ông Hồ Tông Khanh, Giám đốc khoa Miễn dịch và Bệnh thấp khớp của Bệnh viện Phong Nguyên cho biết cứ đến mùa đông, số người đến điều trị bệnh gout lại gia tăng. Thời tiết càng lạnh thì lượng bệnh nhân mắc gout cấp tính lại càng nhiều.

Lý giải về chuyện này, bác sĩ Hồ Tông Khanh cho biết thêm chủ yếu là vì mọi người rất thích ăn lẩu vào mùa đông để làm ấm cơ thể. Thế nhưng hầu hết họ lại không nhận thức được rằng các loại lẩu đều chứa hàm lượng purine cao. Đây là chất có khả năng chuyển đổi thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Trong trường hợp của Tiểu Đào, gia đình cô không hề có tiền sử mắc bệnh gout. Tuy nhiên cô và bạn bè để mừng sinh nhật đã ăn lẩu liên tiếp trong 4-5 ngày. Giá trị axit uric của cô tăng lên đến 8.7 trong khi mức bình thường của phụ nữ là dưới 6.5. Rất may là thông qua thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, bệnh gout của Tiểu Đào đã được khống chế.
>> Có thể bạn quan tâm: Quỹ NC Ung thư TG (WCRF): Ăn 1 chiếc xúc xích tăng nguy cơ ung thư 18%
Không nên uống nước lẩu đã đun lâu
Theo bác sĩ Hồ Tông Khanh không chỉ việc ăn lẩu trong nhiều ngày gây ra bệnh gout mà nguyên nhân sâu xa hơn là bởi người ăn có thói quen uống nước lẩu đun đã lâu. Bởi lẽ lẩu nấu càng lâu thì các nguyên liệu cho thêm vào như thịt hay hải sản sẽ càng sản sinh ra nhiều purine hơn. Uống nước lẩu càng về cuối thì càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Vì thế để tránh mắc gout cấp tính, người ăn nếu muốn uống canh nóng thì hãy uống nước canh đầu tiên. Và chỉ nên ăn lâu trong khoảng 2 giờ đổ lại. Nếu ăn quá lâu sẽ khiến dạ dày phải làm việc liên tục dễ gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra thì chỉ nên ăn lẩu 1 lần/ tuần mà thôi.
>> Đừng bỏ lỡ: Cô gái 19 tuổi nuốt phải bàn chải khi vừa đánh răng vừa cười đùa lớn
Một căn bệnh tưởng chừng chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên nay lại xuất hiện ở một cô gái trẻ vì thói quen ăn uống thiếu khoa học là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Món ăn dù có ngon đến mấy thì cũng nên ăn có liều lượng thôi nhé các bạn.
Cùng cập nhật thêm nhiều thông tin tại Bestie nhé!
Thông tin từ: ETToday
THỨC UỐNG KÌ DIỆU ĐẨY LÙI BỆNH GOUT AI CŨNG CÓ THỂ TỰ LÀM
Gout là căn bệnh khiến người mắc chịu nhiều đau đớn. Triệu chứng của bệnh là đau ngón chân cái, đầu gối, các ngón tay… rồi dần dần là toàn thân đau nhức.
Đây là một căn bệnh mãn tính, một dạng viêm khớp phức tạp mà quá trình điều trị có thể sẽ phải kéo dài cả đời.
Bệnh này không phải là không có cách chữa song để đạt được hiệu quả tốt nhất phải xử lý nó ngay giai đoạn đầu mắc bệnh.
Ngay khi thấy các dấu hiệu của gout ở mu bàn chân, ngón chân cái hay cổ, cánh tay… thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên để có thể loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Bài thuốc đến từ một loại nước uống bình dân làm từ các nguyên liệu như bột nghệ, bột gừng, mật ong, dứa… vừa dễ làm, vừa không tốn tiền có thể kiềm chế được căn bệnh gout này.
Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!