Viêm hoại tử (necrotizing fasciitis) thường được gọi là “bệnh vi khuẩn ăn thịt người”. Đây là bệnh nhiễm khuẩn rất nghiêm trọng ăn lan một cách nhanh chóng các mô tế bào (da thịt) chung quanh các cơ bắp. Trong một số trường hợp, tử vong có thể xảy ra trong vòng từ 12 đến 24 tiếng. Bệnh viêm hoại tử gây tử vong cho khoảng 1 người trong số 4 người bị nhiễm bệnh.
Liệu còn điều gì bạn chưa biết về loại “vi khuẩn ăn thịt người" này? Dưới đây là thông tin 5 loại vi khuẩn “ăn thịt người” mà ai cũng nên biết:
1. Streptococcus nhóm A

Theo Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, Mỹ, Streptococcus nhóm A (GAS) là những vi khuẩn thường gặp ở vùng họng và trên da. Khoảng 20% người mang vi khuẩn này trong vùng họng của họ mà không bị bệnh. Những loại vi khuẩn này không phổ biến nhưng có thể di chuyển vào bên trong các mô của cơ thể dẫn đến viêm hoại tử hoặc vượt qua cơ chế phòng vệ của cơ thể và đi vào máu (STSS).
Vi khuẩn Streptococcus nhóm A xâm nhập qua mô cơ thể khi có vết loét hoặc vết rách trên da, lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết từ mũi và họng của người bị bệnh hoặc lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với vết thương hoặc vết loét trên da đã bị nhiễm trùng.

Bệnh được phân thành hai loại: xâm lấn hoặc không xâm lấn. Nhiễm trùng GAS “xâm lấn” trầm trọng hơn so với nhiễm trùng “không xâm lấn” và có thể gây ra các chứng bệnh như hội chứng nhiễm độc liên cầu khuẩn cấp tính (STSS), sốt thấp khớp và viêm hoại tử. Tuy nhiên, tin tốt là nhiễm trùng GAS xâm lấn rất hiếm. Tiếp xúc thường xuyên không làm tăng nguy cơ bị nhiễm GAS.
>> Xem nhanh: Ngoài vi khuẩn ăn thịt người, viêm não ngựa cũng gây tử vong nhanh
2. Clostridium

Clostridium botulinum (C. botulinum) được bác sĩ E.van Ermengem mô tả lần đầu tiên vào năm 1897 trong một vụ ngộ độc thực phẩm tại Ellezelles, Bỉ. Đây là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, sinh bào tử và có khả năng di động. Khi gặp điều kiện bất lợi bào tử của vi khuẩn C. botulinum chuyển sang dạng ‘nghỉ’ và có thể tồn tại ở dạng này trong thời gian khoảng 30 năm hoặc hơn.
Ngược lại, nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại phát triển bình thường và có khả năng sinh nhiều loại độc tố nhưng quan trọng nhất là độc tố thần kinh (neurotoxin). Có 7 loại độc tố thần kinh (kí hiệu: A - G). Trong các loại này thì độc tố A được coi là độc nhất. Nó độc gấp 7 lần so với độc tố gây uốn ván, gây chết người với một lượng rất nhỏ.
C. botulinum phân bố khắp nơi trong đất. Đặc biệt những nơi như đất vườn, nghĩa trang, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong các loại rau quả, kể cả mật ong cũng có thể chứa loại khuẩn này.

Chúng cũng có trong ruột của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi khi có cả trong ruột người. Do vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Clostridium botulinum có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng, sữa bột, phomat...

Không chỉ vậy, C. botulinum có khả năng sinh độc tố botulism cực độc trong điều kiện nhiệt độ 30-37 oC. Botulism là loại độc tố thần kinh, có thể gây tê liệt các bó cơ thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong đối với con người và nhiều động vật.
3. Staphylococcus aureus

Staphylococcus aureus là một chủng vi khuẩn thường gặp trên da hoặc niêm mạc mũi của 30% những người khỏe mạnh. Khi da bị tổn thương, trầy xước, tụ cầu khuẩn xâm nhập cơ thể và có thể gây ra một loạt các vấn đề từ nổi mụn nhẹ đến nhiễm khuẩn nặng, thường gặp ở trẻ em, người già, những đối tượng có hệ miễn dịch yếu.
Ở Việt Nam cũng có trường hợp tương tự, theo báo Vnexpress, tại tỉnh Bạc Liêu cũng từng xuất hiện trường hợp một bé trai dương tính với khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus. Rất may mắn, sau hai tuần điều trị, sức khỏe bé dần ổn định và thoát khỏi tình trạng nguy kịch, cai máy thở.
>> Có thể bạn chưa biết: 6 món ăn chứa cả tổ giun sán và hàng triệu vi khuẩn nhưng người Việt vẫn cứ thích ăn
4. Aeromonas hydrophila

Aeromonas hydrophila là vi khuẩn ăn thịt người. Chúng đề kháng với hầu hết các kháng sinh thông dụng và môi trường lạnh.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, loại vi khuẩn này đã trải qua 4 sự thay đổi di truyền lớn trong quá trình chuyển biến thành dạng gây ra viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis), căn bệnh nguy hiểm chết người còn được biết đến nôm na là "thối rữa thịt".
Xuất hiện từ những năm 1980, Aeromonas hydrophila trở thành một hiểm họa lớn đối với sức khỏe con người. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng đi khắp dòng máu và đến những cơ quan sinh ra độc tố Aerolysin Cytotoxic Enterotoxin (ACT), một loại độc tố có thể gây tổn thương mô.

Aeromonas hydrophila có thể gây bệnh viêm dạ dày ruột ở người. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ người nào, nhưng chủ yếu xảy ra ở người trẻ và trẻ em nhỏ, đặc biệt các người có hệ thống suy giảm miễn dịch hay chậm phát triển.
Vi khuẩn này liên quan đến 2 hình thái viêm dạ dày ruột. Trong đó, viêm dạ dày ruột như lỵ là thể nghiêm trọng nhất và có thể kéo dài nhiều tuần. Aeromonas hydrophila cũng có liên quan đến viêm mô tế bào, một loại nhiễm trùng gây viêm mô da. Chúng cũng gây nên bệnh lý như hoại tử cơ và eczema.

Chia sẻ về một trường hợp tại Kon Tum, bác sỹ Hồ Ngọc Linh- trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kon Tum chia sẻ trên VN Express: "Về góc độ chuyên môn tôi thấy có dấu hiệu chị Y Jũng (bệnh nhân mắc khuẩn Aeromonas hydrophila) bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công. Ban đầu khi siêu âm cho bệnh nhân này thì tôi nghĩ rằng đó là bệnh viêm mô tế bào có biến chứng huyết khối tĩnh mạch nhưng qua theo dõi, chân tướng “vi khuẩn ăn thịt người” đã lộ diện ngày càng rõ."
>> Thật bất ngờ: Chuyên gia chỉ những vật dụng quen thuộc chứa cả ổ vi khuẩn: nhất là tiền, thực đơn
5. Whitmore

Bệnh Whitmore, là vi khuẩn gây ra bệnh Melioidosis, hay có tên khác là Burkholderia pseudomallei, căn bệnh gây xôn xao cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.
Burkholderia pseudomallei là một vi khuẩn gram âm hình que, lưỡng cực, hiếu khí, có khả năng cử động. Đây là loài vi khuẩn sống chủ yếu trong đất, nhất là ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt, được tìm thấy trong đất, ao, suối, hồ, nước tù đọng và ruộng lúa. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua vết thương, hít phải hoặc nuốt phải nước bị ô nhiễm. Hiếm có trường hợp truyền từ người sang người.


Sau khi xâm nhập vào một vết vỡ trên da hoặc màng nhầy, vi khuẩn nhân lên trong các tế bào biểu mô. Từ đó, chúng sử dụng sự di chuyển của tiêu mao để lây lan và lây nhiễm các loại tế bào khác nhau. Burkholderia pseudomallei gây ảnh hưởng từ mức độ nhẹ như sốt, đổi màu da, viêm phổi và áp xe, đến mức độ nặng với viêm não, viêm khớp và huyết áp thấp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
"Vi khuẩn ăn thịt" chỉ là một cách nói ví von bởi trong thực tế, vi khuẩn không "ăn" mô. Chúng tiêu hủy các mô tạo nên da và cơ bằng cách giải phóng độc tố. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa thì ta cũng phải công nhận rằng chúng rất nguy hiểm và phòng tránh là điều vô cùng cần thiết.
Bài viết này vô cùng hữu ích, nhất là trong thời điểm hiện tại, khi mà "vi khuẩn" ăn thịt người đang hoành hành, các bạn hãy chia sẻ để nhiều người cùng biết và có cách phòng tránh sao cho phù hợp nhất.
Ảnh: aljazeera
NHỮNG AI CÓ NGUY CƠ MẮC "VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI" BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI ?
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh Melioidosis (Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Vì vậy, người có thể mắc bệnh Melioidosis là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước hoặc bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei.
Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do tiếp xúc nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua vết thương ngoài da.
Xem thêm thông tin TẠI ĐÂY!