Không giống như yêu xa chỉ thể hiện tình cảm qua màn hình điện thoại hay máy tính. Khi bước vào một mối quan hệ chính thức cũng đồng nghĩa với việc: ăn cùng nhau, đi coi phim cùng nhau, du lịch cùng nhau (tạm gọi chung là hẹn hò), rồi quà cáp các dịp lễ lộc (Valentine, 8/3, Noel,...) còn chưa kể đến level cao hơn như tặng bánh trái cho nhà bố mẹ 2 bên dịp Tết, giỗ,... Tiền không phải tất cả, nhưng thiếu thì... siêu mệt mỏi.

Đi kèm với nó, chuyện tình phí: share đôi, anh trả hay em trả vẫn luôn vốn quá quen thuộc với tất cả nhưng không vì thế mà mất đi sự quan tâm từ người đọc. Đã không nói đến thì thôi nhưng mỗi lần nhắc thì sinh ra ti tỉ thứ gây tranh cãi. Nếu tình cảm không đủ, rạn nứt do tiền bạc chi phối dẫn đến chia tay là chuyện một sớm một chiều.
>>Xem thêm: Những điều con gái không nên chia sẻ trong buổi hẹn hò đầu tiên
Câu chuyện được cô gái chia sẻ đã tạo nên một làn sóng tranh cãi:
"Các bạn chắc không ai gắt như mình. Dạo gần đây đọc mấy bài lần đầu đi chơi mà bắt cưa đôi tiền tự dưng nhớ đến chuyện của mình. Hồi đó mình năm 2 (hiện giờ sắp sang năm 4 rồi), có 1 anh trai đi làm được 2 năm rồi… Nói chung nhìn qua cũng bảnh trai, cũng biết ăn mặc, đi SH các thứ nhưng nói thật là những thứ ấy với mình chả là gì cả, vì nó cũng chỉ là cái bên ngoài, quan trọng con người như nào thôi vì mình cũng gặp rất nhiều trường hợp nhiều người chỉ giỏi làm màu rồi.
Thế sau hơn 1 tuần thì mình đồng ý đi ăn cùng anh luôn. Anh lúc đầu có ý định mời mình ăn nhà hàng nhưng mình nghĩ đắt với lại buổi đầu đi chơi thì ăn cái gì đơn giản thôi không anh lại nghĩ mình đòi sang chảnh. Thế là đi ăn cơm tấm sườn… Bỏ qua đoạn đón, bỏ qua đoạn gọi món ăn đến đoạn thanh toán, gồm 2 cơm, thêm ít thịt với ít trứng với ít cà pháo + 2 lon nước ngọt, tổng hóa đơn hết 142 ngàn, xong anh nhìn mình bảo là:
- Em đưa anh 70 ngàn còn lại anh trả.
Mặt mình đúng kiểu: “Ôi 142k chia 2 là 71 ngàn, hẳn là đưa 70 ngàn xong còn lại anh trả, mà đàn ông con trai đi làm rồi không mời được con gái bữa đầu tiên nổi 70 ngàn”, mình mới nói thẳng lúc đó là:
- Ủa, anh ơi em hỏi. Bình thường lần đầu đi chơi anh cũng cưa đôi với bạn gái đi cùng anh thế này ạ?
- Tất nhiên rồi em, là gì của nhau đâu mà đòi bao.
Thề, lúc đó mình cảm thấy, thực sự là lìu tìu với lại căn ke ấy, mình mới rút ví, đưa cho anh 100k bảo:
- Anh không cần thối lại, em trả 70k tiền ăn của em với 30k tiền xăng xe anh đón em ạ. Em có việc về trước, em tự đi taxi về anh nhé.
- Ơ kìa em.
- Kìa cái gì, đàn ông con trai không mời nổi 1 bữa 70k!
>>Bạn có biết: "Mất mặt" vì bạn trai nhặt 20 nghìn đồng làm rơi, cô gái hét toáng "anh không thấy ngại à"
Xong mình về trước, kệ ông ấy ở lại và lần đó là lần cuối mình nói chuyện luôn. Mình vẫn tự hỏi, các bạn sinh viên với nhau không nói nhé, mấy anh đi làm rồi tính toán mấy cái đó làm gì nhỉ? Bữa đầu, bữa 2 kể cả bữa thứ 3 có mấy chục cùng lắm 100k có phải 1 triệu hay 10 triệu đâu mà tính toán nhỉ? Hay các anh các bạn thấy thiệt, lại còn là gì của nhau đâu?

Với chủ đề này, cư dân mạng lại tiếp tục chia làm 2 phe. Một phe ủng hộ quan điểm ”đã là gì đâu mà đòi bao?”, và một phe chỉ trích chàng trai kia là ”keo kiệt, bủn xỉn”.
- “Là gì của nhau đâu mà đòi bao”, thề kết câu chốt của bài này ghê. Tiếng lòng của biết bao anh em không dám nói ra. Khâm phục, khâm phục”
- ”Anh trai nói có sai đâu ạ? Là gì của nhau đâu mà đòi bao ạ? Sao lúc nào cũng có quan niệm là con trai phải mời thế các chị đòi bình đẳng mà thế này à?”
- ''Không thích thì thôi. Đưa 70k và coi như 1 người bạn. Nhân cách của bạn to lắm ấy mà đem 100k của bạn ra nhục mạ người khác. Suốt ngày khen trai Tây ga lăng tình cảm dịu dàng hơn trai Việt. Nhìn vào bản thân xem có độc lập mạnh mẽ như gái Tây không?”
- "Cứ đòi bình đẳng giới mà các bạn nữ vẫn cứ lươn khươn chuyện tiền bạc thế này thì trai chúng nó không cho ngang bằng là phải rồi. Trên đời nhiều người nghĩ mình là công chúa quá nhỉ?".
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng:
''Xác định tán gái cưa cẩm mà không có đủ kinh tế thì ở nhà luôn đi cho khỏe. Yêu nhau lâu dài thì người con gái yêu bạn sẽ biết tự share tiền với bạn, chứ mới bữa đầu tiên thế này thì mất mặt cánh đàn ông thế"
- "Có bao nhiêu đâu, hẹn con gái nhà người ta đi chơi bữa đầu tiên thì galang tí, những lần khác thì chia đôi cũng được mà".
- "Quy luật là vậy, ai rủ thì trả tiền. Đã là gì của nhau đâu mà trả tiền. Vậy đã là gì của nhau đâu mà phải đi chơi với anh".

Khi hẹn hò lần đầu tiên, nếu bạn được mời, thì người kia chủ động trả toàn bộ hóa đơn là chuyện bình thường. Nhưng nếu chỉ là rủ nhau đi ăn, đi chơi hãy chia sẻ chi phí với họ. Có thể họ không nhận đâu, con trai Việt Nam vẫn còn nhiều người sĩ diện lắm nhưng còn đầy cách khéo léo hơn để san sẻ gánh nặng này với họ. Hoặc một cách hài hước hơn mà không sợ bị đụng chạm đến tự ái của đàn ông Việt Nam là nói đùa "Hôm nay chúng mình mời nhau nhé, anh mời món của em, còn em mời món của anh, đồng ý không?". Thế thì chẳng chàng trai nào nỡ từ chối đâu.
Chia sẻ tình phí không phải việc bạn cố gắng rạch ròi các khoản chi tiêu, phòng ngừa trường hợp chia tay đòi quà, mà thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và đồng cảm với người yêu. Tình yêu mà có sự san sẻ, cho đi mới là tình yêu bền chặt.
>>Đừng bỏ lỡ: Cách chia tiền khi đi ăn để "vẹn cả đôi đường"
Câu chuyện tình phí hoặc con gái có nên cưa đôi tiền với con trai trong các buổi hẹn hò luôn là câu chuyện gây tranh cãi không hồi kết. Đa số đều đồng tình với ý kiến, con trai nên trả vào bữa hẹn đầu tiên, nhưng nếu có các buổi hẹn tiếp theo đó thì con gái nên ”cưa đôi” chi phí. Nhưng cũng có những trường hợp, con trai xác định: Khi chưa là gì của nhau thì nên cưa đôi tất! Thế còn ý kiến của bạn thì sao, có nên chia tiền sòng phẳng khi hẹn hò?
Ảnh Pinterest
>>Xem thêm:
Có nên chia tiền sòng phẳng khi hẹn hò, quan điểm của cô gái khiến CĐM "dậy sóng"
Cách chia tiền khi đi ăn để "vẹn cả đôi đường" Dù rằng không có một quy tắc chính thức nào nói về việc chi trả các hóa đơn ăn uống, tuy nhiên để thể hiện là con người văn minh và biết cách cư xử thì bạn nên biết những điều này. Ngoại trừ các bữa ăn kinh doanh, không có quy tắc rập khuôn nào để chia các hóa đơn. Trong kinh doanh, người mời phải trả tiền. Còn trong các tình huống khác, có những nguyên tắc nhất định để một người không cảm thấy bị lợi dụng, ngược lại, họ sẽ thấy mình chu đáo nếu phải trả tiền cho bữa ăn. Gặp bạn bè: Của ai người đó trả hoặc ai chủ động hẹn thì người đó trả tiền, không phân biệt giới tính. Hẹn hò hai đôi: Phân chia giữa các đôi hoặc luân phiên trả lần sau đó. Ăn uống với người yêu: Nam giới có thể trả nhưng nên luân phiên nhau lần này lần khác. Gặp gỡ đối tác kinh doanh: Bên mời luôn là người trả. Các doanh nghiệp nên trả khi đối phương là khách hàng. Ăn tối với người quen: Chia đều hoặc thay phiên nhau trả. Tiệc sinh nhật: Nếu bạn tổ chức sinh nhật của mình, những người khác không có trách nhiệm phải trả cho bữa này. Ăn tối với đồng nghiệp: Mỗi người tự trả phần mình. Xem đầy đủ TẠI ĐÂY! |