Nếu thường xuyên gặp rắc rối trong công việc, và bạn thường mất rất nhiều thời gian để xử lý vì chưa có phương pháp đúng đắn. Hoặc cảm thấy mối quan hệ với đồng nghiệp ngày một xa cách càng gây ra những khó khăn thì 2 kỹ năng quan trọng sau sẽ giúp ích rất nhiều đấy.
Kỹ năng 1: Biết cách cân bằng

Đa số chúng ta hay ảo tưởng rằng mình có thể điều chỉnh tốt các cung bậc cảm xúc của bản thân. Vậy nhưng thực tế điều đó chẳng đúng chút nào cả, nếu ở nhà bạn có mâu thuẫn với bố mẹ, người yêu hoặc bất cứ ai đó, thì việc này ít nhiều sẽ tác động nhất định đến năng suất làm việc của bạn.
Không chỉ với cảm xúc tiêu cực, mà cảm xúc tích cực quá đôi khi cũng có mặt trái của nó. Ví dụ như lúc bạn hoàn thành tốt công việc và được sếp khen ngợi, sau đó thay vì khiêm tốn và cố gắng phát huy thì bạn lại trở nên đắc ý thái quá. Dẫn đến sự chủ quan có thể có trong khi xử lý công việc sau này. Đó là chưa kể thái độ của bạn có thể làm đồng nghiệp phật lòng.
Để giải quyết tình trạng này, tùy vào khả năng tự cân bằng mà bạn có thể tập phân chia khoảng thời gian hoàn thành công việc một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đừng lo lắng nếu giai đoạn đầu quá khó khăn, bởi muốn tiến tới thật mạnh mẽ thì trước hết bạn cần có sự chuẩn bị ổn định cái đã.
Những cách đơn giản giúp hỗ trợ bạn lấy lại sự cân bằng trong công việc:
Chia sẻ về các vấn đề đang gặp phải với đồng nghiệp. Có thể họ không giúp được gì nhiều nhưng ít nhất họ sẽ đồng cảm với bạn, và điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giải tỏa bớt sự căng thẳng.
- Lên lịch đi chơi với người thân, đồng nghiệp.
- Quan tâm bản thân nhiều hơn.
- Tập quyết đoán trong suy nghĩ và hành động.
Kỹ năng 2: Bình tĩnh

Những người bình tĩnh trong mọi tình huống bao giờ cũng có một cuộc sống dễ dàng hơn. Đơn giản là khi có vấn đề xảy ra, người dễ hoảng loạn và bị chi phối bởi môi trường sẽ không thể đưa ra một quyết định đúng đắn. Trong khi người bình tĩnh sẽ ngầm phân tích vấn đề từ đó tìm ra hướng xử lý ổn thỏa nhất.
Việc học cách bình tĩnh trước áp lực đến từ công việc hoặc đồng nghiệp là không hề đơn giản. Nhất là với những người làm việc trong môi trường có sự cạnh tranh và đòi hỏi cao về chất lượng của nhân sự. Để có thể bình tĩnh hơn, bạn không cần phải ép buộc bản thân phải làm gì, đơn giản bạn chỉ cần thừa nhận khó khăn mà mình đang gặp phải và nghĩ về những giải pháp vừa nghĩ ra trong đầu.
Nhớ nhé, chỉ được thuận theo cảm xúc trong nhất thời thôi đấy, sau đó thì điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để giải quyết ổn thỏa công việc. Bạn có thể tập luyện khả năng bình tĩnh bằng cách:
- Hài lòng với những gì mình đang có.
- Sống tích cực hơn.
- Học cách hít thở chậm rãi.
- Xác định mục tiêu trong tương lai gần nhằm có thêm động lực để cố gắng nhiều hơn.
Nếu học được 2 kỹ năng trên thì chắc chắn công việc của bạn cũng sẽ đỡ vất vả, hơn nữa hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp nhờ đó cũng tốt lên nhiều. Vậy thì còn chần chờ gì mà chưa áp dụng ngay, bắt đầu bằng việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân nào.
Ảnh: dreamstime/pinterest