Không ít mẹ sau khi sanh đều có chung cảm nghĩ rằng phòng sinh quá lạnh. Thậm chí, có mẹ còn yêu cần tăng nhiệt độ phòng nhưng họ lại không được đáp ứng yêu cầu này. Vậy lý do là gì, tại sao phòng sanh lại luôn lạnh như thế? Lý do được các chuyên gia đưa ra như sau:
Mẹ lạnh do thiếu hụt lượng máu
Trong quá trình sinh nở, mẹ bầu sẽ bị mất rất nhiều máu. Tình trạng này sẽ làm thiếu hụt lượng máu cung cấp cho một số bộ phận của cơ thể và tăng cảm giác lạnh. Thực chất, nhiệt độ trong phòng sinh chỉ từ 23 đến 26 độ C. Đó là mức nhiệt phù hợp với cơ thể người bình thường. Nhưng lý do khiến các sản phụ cảm thấy lạnh cóng như băng là bởi mẹ không mang quần áo và tình trạng mất máu quá nhiều với trường hợp sinh mổ.

Nhiệt độ phòng sinh thấp là điều kiện bắt buộc
Trong quá trình đỡ sinh, các bác sĩ cần được tập trung cao độ và có thể bị tháo mồ hôi. Nếu nhiệt độ phòng quá cao vào thời điểm này, nó sẽ khiến các bác sĩ đổ nhiều mồ hôi và ảnh hưởng đến chất lượng ca sinh, nhất là với các ca sinh mổ. Ngoài ra, nếu nhiệt độ phòng quá cao, nó cũng sẽ là điều kiện lý tưởng cho lượng lớn vi khuẩn sinh sản. Trong khi đó, ca sinh nào cũng có rất nhiều máu, nơi để vi khuẩn sinh sôi chớp nhoáng. Nhằm đảm bảo sự an toàn và lợi ích sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh, phòng sinh buộc phải đảm bảo nhiệt độ thấp.

Tâm lý hồi hộp của mẹ
Một số sản phụ, đặc biệt là người lần đầu tiên đi sinh sẽ không thể nào tránh khỏi lo lắng. Sự hồi hộp tăng dần đỉnh điểm cùng với cơn đau chuyển dạ ngày một gần sẽ khiến các mạch máu ở chân tay co lại. Điều này làm cho việc cung cấp máu bị giảm đi và cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy lạnh. Nói cách khác, tâm lý của người mẹ cận giờ sinh là nguyên nhân khiến thân nhiệt của mẹ bị hạ đi đáng kể. Hầu hết chúng ta đều sẽ có tâm lý lo lắng trong những dịp quan trọng và đây chính là lý do khiến chị em sản phụ cảm thấy lạnh buốt dù nhiệt độ trong phòng đang ở mức kiểm soát.
Nhiệt độ thấp giúp mẹ dễ sanh
Tron quá trình sinh con, sản phụ không chỉ tiêu thụ nhiều calo mà còn mất máu khiến quá trình lưu thông máu trong cơ thể bị chậm lại. Đây cũng là lý do khiến sản phụ cảm thấy bị lạnh hơn. Thế nhưng, trong môi trường lạnh lẽo các cơ của cơ thể sẽ dễ dàng co lại, do đó tử cung của sản phụ cũng dễ co giãn hơn, từ đó giúp ích cho việc sinh nở dễ dàng.

Có thể thấy, việc điều chỉnh nhiệt độ của phòng sinh luôn được đặt trong tầm kiểm soát với mức nhiệt phù hợp nhất. Đó là điều kiện môi trường lý tưởng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do sự sinh sôi nhanh chóng của vi khuẩn từ máu của các vết rạch, mổ và của mồ hôi từ nhân viên y tế có mặt trong ca sinh. Vậy nên hoàn toàn có lý do để đặt máy lạnh trong phòng sinh vì sau cùng nó cũng chỉ quy về một nhiệm vụ cao cả duy nhất là bảo vệ mẹ và bé. Hy vọng sau khi tiếp cận những thông tin trên, thay vì lo lắng hay sợ hãi, các mẹ sẽ an tâm hơn khi "vượt cạn" và sẽ vượt qua cảm giác "lạnh như băng" trong phòng sinh với tâm lí thoải mái nhất.
Cùng theo dõi Bestie để cập nhật thêm những thông tin hữu ích giúp "lần đầu làm mẹ" được suôn sẻ, mẹ vui con khỏe mạnh nhé!