Mới đây, trên MXH đã xuất hiện dòng trạng thái chia sẻ của một bà mẹ trẻ thắc mắc về việc con mình ngày càng bướng bỉnh. Điều đáng chú ý nhất đó là trước kia bé rất ngoan, việc ăn uống dễ tính. Thế nhưng, ở thời điểm bé sắp lên 2, tính cách thay đổi hoàn toàn khiến cha mẹ lo lắng, mệt mỏi.



Không ít bà mẹ cũng đã gặp tình trạng tương tự với con mình.
Không chỉ riêng các bé gái, các bé trai đôi khi cũng tỏ ra bướng bỉnh không kém. Khi đã muốn điều gì, các bé phải đòi cho bằng được mới thôi. Bằng không, chúng sẽ nằm lăn lóc ăn vạ hoặc đưa cao tay đánh trả. Bạn có thể đã nghe nói về những tính cách khó chịu của một đứa bé 2 tuổi, nhưng đa số ba mẹ thường không chuẩn bị trước cho điều này khi bé yêu vẫn tỏ ra hợp tác. Theo các chuyên gia, biểu hiện này của trẻ hết sức bình thường, bởi tính cách thay đổi là do bé đang trong quá trình phát triển. Ở giai đoạn này bố mẹ rất vất vả trong việc nuôi dạy con, tuy nhiên không phải là không có cách đối phó tính ương bướng của trẻ.
Sau đây, là những lời khuyên của các chuyên gia trong việc ứng phó với trẻ:
Giữ bình tĩnh
Việc la hét trẻ sẽ biến một cuộc nói chuyện bình thường thành cuộc chiến. Điều này chỉ làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên chú ý cách nói chuyện và đừng quên cư xử với trẻ như một người lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên giải thích rõ để bé hiểu mình cần làm gì và cư xử thế nào. Ngồi thiền, tập thể dục hay nghe nhạc có thể giúp bạn giữ bình tĩnh tốt hơn. Việc nghe những giai điệu nhạc nhẹ mà bé yêu thích có thể giúp bé thư giãn tại nhà.

Không vội vã dỗ dành khi trẻ ăn vạ
Trẻ giãy nãy người, lăn trườn khắp sàn nhà để ăn vạ vì chúng chắc chắn bạn sẽ phản ứng, dỗ dành và bị cuốn theo cơn giận của chúng. Vì vậy, hãy trở nên cứng rắn để cố tình làm lơ khi trẻ tỏ muốn dùng sự ăn vạ như một cách gây chú ý. Chỉ một lúc sau, khi không ai bận tâm đến trò chiến thuật này của trẻ, chúng sẽ tự nhận ra sự thất bại và dừng lại trò quấy khóc ngay. Lưu ý, trước khi bỏ mặc trẻ, bạn phải chắc chắn xung quanh trẻ không có bất kỳ mối đe dọa hoặc nguy cơ tai nạn nào.

Cho bé nhiều sự lựa chọn
Nếu bạn bảo con đi ngủ lúc 9 giờ tối, có thể bé sẽ quát bạn là “không”. Thậm chí, nếu bạn mua đồ chơi, trẻ cũng không cần. Lúc này, bạn hãy cho bé nhiều sự lựa chọn. Ví dụ, thay vì kêu bé đi ngủ, bạn hãy hỏi bé có muốn đọc truyện A hay B khi đến giờ ngủ không? Có thể con tiếp tục nổi giận và nó rằng: “Con không đi ngủ đâu”. Tốt nhất, bạn nên bình tĩnh nhắc nhở bé nhiều lần, càng bình tĩnh càng tốt đến khi bé chịu đi ngủ mới thôi.
Có nhiều ý kiến cũng không tốt. Ví dụ, khi bạn yêu cầu bé lựa chọn trang phục trong tủ quần áo, có thể bé sẽ bị rối. Bạn có thể tránh vấn đề này bằng cách giảm thiểu sự lựa chọn còn từ 2 – 3 bộ quần áo và cho con chọn.

Hãy để trẻ thể hiện cảm xúc
Trẻ bướng bỉnh thường dễ xúc động. Trẻ sẽ vượt sớm qua nếu bạn dạy dỗ bằng sự đồng cảm, những gì trẻ muốn và tại sao lại muốn nó. Nếu bạn quá cứng rắn trước yêu cầu của con, khiến trẻ không có lựa chọn nào khác ngoài sự thất vọng. Trẻ có thể rất buồn, nhưng điều đó không sao cả. Nhưng sau đó trẻ sẽ cho bạn thấy khả năng phục hồi trước những thất vọng trong tương lai. Trẻ sẽ học được rằng không phải lúc nào cũng có được những gì mình muốn. Cuối cùng, con bạn sẽ đạt được những ước mơ lớn, bởi vì chỉ những người kiên trì mới làm được.

Cha mẹ bắt đầu than phiền về tính ương bướng khủng khiếp của bé tuổi lên 2. Nếu con bạn thuộc nhóm những bé "cứng đầu" thì bạn không phải người duy nhất. Khó bảo là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé, bắt nguồn từ việc bé muốn thể hiện sự độc lập và "xé rào" những nguyên tắc của ba mẹ. Vì thế, ở giai đoạn này, các cha mẹ có lo lắng nhiều như thế nào thì cũng cần bình tĩnh giúp bé hoàn thiện bản thân hơn.
Ảnh: Internet