- Xem phim cung đấu Hoa ngữ, chắc hẳn chúng ta chẳng thể nào quên được những đôi giày kì lạ mà cách phi tần nhà Thanh hay mang.
- Đôi giày đó có phần đế cao nhưng lại tập trung vào ở phần giữa của giày chứ không nằm ở cuối giày như những đôi giày cao gót hiện tại.
- Rất nhiều người thắc mắc về xuất xứ của những đôi giày này và "phục sát đất" những phi tần xưa khi họ có thể bước đi cùng với chúng.
- Hãy cùng tìm hiểu về những đôi giày đặc biệt này nhé.
Gần đây, độ hot của 2 bộ phim “Diên Hy Công Lược” và “Hậu Cung Như Ý Truyện” đã khiến cho chúng ta càng quan tâm hơn đến trang phục của phi tần nhà Thanh, đặc biệt là những đôi giày đế cao của họ.

Những đôi giày đó có điểm chung là phần đế cao nhưng chỉ tập trung ở giữa giày chứ không phải ở phía cuối như những đôi giày hiện nay. Nó được gọi là giày hoa bồn, giày bồn hoa hay giày đế móng ngựa và có tên gọi chung là kỳ hài.
Các nương nương triều Thanh ngoài đế hoa bồn còn có rất nhiều các loại đế khác như đế Nguyên Bảo hay đế Cao Đệ, tùy theo hoa văn trên giày mà còn có thể chia theo giày “Vân Đầu”, giày “Phượng Đầu” v.v. Để cho các vị nương nương tùy ý chọn lựa. Những đế hoa bồn của các triều đại nhà Thanh trong “Diên Hy Công Lược” được đổi thành một loại giày với đế rất dày trong thời Nguyên Bảo gọi là đế Nguyên Bảo.


Những đặc tính của giày đế hoa bồn

Đế của những chiếc giày này thường sẽ cao chừng 5 đến 10cm, ngoài ra có thể đạt tới 14 đến 16cm, cao nhất có thể đạt tới 25cm. Khó có thể tưởng tượng, phụ nữ trong cung có thể mang đôi giày 25cm ưu nhã khéo léo đi bộ, đây thật sự là một khả năng phi thường.
Ngoài chiếc đế giày đặc biệt, những trang sức tú văn được thêu hay đính trên đôi giày cũng là một đặc sắc không thể thiếu. Những người nghệ nhân phải đích thân thêu từng đường kim mũi chỉ theo văn dạng được yêu cầu từ các chủ tử, ngoài ra họ thường chuộng trang sức hạt châu được xuyên thành chuỗi, tinh xảo đến từng chi tiết.

Xem thêm: Bối cảnh Diên Hy Công Lược
Trong lịch sử, nguồn gốc của những đế giày hoa bồn này là từ đâu?
Tương truyền rằng, phụ vương của nữ hãn Đa Cam Chu Mãn tộc bị giết hại bởi thủ lĩnh của một bộ tộc gian trá tên Hắc Tư Cỗ, vương thành A Khắc Đôn của họ cũng bị chiếm mất. Đa Cam Chu quyết tâm đoạt lại thành trì, để báo thù cho phụ vương. Nhưng quanh thành A Khắc Đôn được bao vây bởi một ngạch nước đỏ, sâu 3 tấc, người ngựa không cách nào qua được.
Đa Cam Chu nghĩ ngợi vài ngày, lấy cảm hứng từ đôi chân dài của hạc trắng, nàng chỉ mọi người luyện chế ra một đôi giày gỗ cao, thuận lợi cho việc qua ngạch nước đỏ, đoạt lại A Khắc Đôn thành. Từ đó, những người phụ nữ Mãn tộc dần dần biến nó thành một đồ vật trong cuộc sống, một loại giày đế gỗ cao, khoét trước và sau, ở giữa nhỏ, nhiều đôi nhìn rất giống vó ngựa, cũng có đôi nhìn giống bồn hoa.
Thật khâm phục phụ nữ xưa khi có thể đi thuần thục đôi giày đặc biệt này. Chỉ là một đôi giày mang dưới chân nhưng nó cũng trải qua lịch sử hình thành thật lâu đời phải không nào? Hy vọng qua bài viết này, những thắc mắc của bạn về đôi giày này sẽ được giải đáp.
Ảnh: Internet